Fields Medal là giải thưởng toán học được trao tối đa cho 4 nhà toán học không quá 40 tuổi. Giải được trao tại Đại hội Toán học Quốc tế (ICM) của Hiệp hội Toán học Quốc tế (IMU) diễn ra 4 năm một lần. Đây được coi là giải thưởng toán học uy tín hàng đầu thế giới. Giải thưởng gồm huy chương Fields và tiền thưởng. Năm 2006, số tiền thưởng mà mỗi nhà toán học giành giải Fields Medal nhận được là 15.000 đô la Canada (15.000 USD hay 10.000 Bảng Anh).
Nhà toán học người Canada John Charles Fields |
Fields Medal do nhà toán học người Canada John Charles Fields sáng lập và được trao lần đầu tiên năm 1936 cho 2 nhà toán học Lars Ahlfors người Phần Lan và Jesse Douglas người Mỹ. Từ năm 1966, Fields Medal bắt đầu được trao cho 4 nhà toán học trong một đợt.
Tính đến năm 2006, tổng cộng đã có 48 nhà toán học trên toàn thế giới nhận được giải Fields Medal. Trong đó, Mỹ dẫn đầu với 13 nhà toán học nhận giải, xếp thứ hai là Pháp với 9 giải, Liên Xô cũ và Nga với 8 nhà toán học được vinh danh. Thứ tự tiếp theo lần lượt là: Anh (6), Nhật Bản (3), Bỉ (2), Australia (1), Đức (1), Italia (1), Na Uy (1), New Zealand (1), Phần Lan (1), Thụy Điển (1).
Fields Medal vẫn luôn được ví là giải “Nobel của toán học”. Tuy nhiên, số tiền thưởng kèm theo của Fields Medal không thể so sánh với con số 1,5 triệu USD mà mỗi nhà khoa học giành giải Nobel nhận được. Bên cạnh đó, Fields Medal có điều kiện trao giải nghiêm ngặt hơn Nobel vì có giới hạn độ tuổi, đồng thời Fields Medal thường được trao cho các nhà toán học có nhiều công trình nghiên cứu, trong khi giải Nobel thường được trao cho một công trình đơn lẻ.
Nhà toán học Phần Lan Lars Ahlfors - người đầu tiên giành giải Fields Medal năm 1936. Ông sinh ngày 18/4/1907 |
Cho đến nay, nhà toán học trẻ tuối nhất từng giành giải Fields Medal là nhà toán học Jean-Pierre Serre người Pháp. Ông giành giải năm 1954 khi mới 28 tuổi. Năm 2006, lần đầu tiên giải Fields Medal bị từ chối. Nhà toán học người Nga Grigori Perelman khi đó đã không đến dự lễ trao giải diễn ra tại Madrid, Tây Ban Nha.
Grigori Perelman, nhà toán học người Nga đã từ chối giải thưởng Fields Medal 2006 |
Cơ hội lớn cho toán học Việt Nam
Trong lịch sử hơn 70 năm tồn tại của Fields Medal, châu Á mới có duy nhất một đại diện từng giành được giải này là Nhật Bản vào các năm 1954, 1970 và 1990. Giải thưởng Fields Medal 2010 có thể sẽ được lần đầu tiên được trao cho một đại diện của Đông Nam Á và là đại diện thứ 2 của châu Á: Giáo sư toán học Ngô Bảo Châu của Việt Nam.
Trong thời gian qua, thông tin về vị giáo sư toán học trẻ tuổi người Việt Nam Ngô Bảo Châu đã được nhắc đến rất nhiều. Công trình toán học chứng minh cho bổ đề cơ bản trong chương trình Langlands năm 2009 của Ngô Bảo Châu đã được tờ The Time của Mỹ bình chọn là 1 trong 10 sự kiện khoa học năm 2009.
Trong lịch sử hơn 70 năm tồn tại của Fields Medal, châu Á mới có duy nhất một đại diện từng giành được giải này là Nhật Bản vào các năm 1954, 1970 và 1990. Giải thưởng Fields Medal 2010 có thể sẽ được lần đầu tiên được trao cho một đại diện của Đông Nam Á và là đại diện thứ 2 của châu Á: Giáo sư toán học Ngô Bảo Châu của Việt Nam.
Trong thời gian qua, thông tin về vị giáo sư toán học trẻ tuổi người Việt Nam Ngô Bảo Châu đã được nhắc đến rất nhiều. Công trình toán học chứng minh cho bổ đề cơ bản trong chương trình Langlands năm 2009 của Ngô Bảo Châu đã được tờ The Time của Mỹ bình chọn là 1 trong 10 sự kiện khoa học năm 2009.
Đây là công trình được đánh giá mang tính đột phá vì kết nối được hai lĩnh vực của toán học là số học và hình học, đồng thời đã chứng minh được điều mà nhiều nhà toán học nổi tiếng trên thế giới không thể giải quyết được trong suốt 30 năm qua.
Năm 2004, Ngô Bảo Châu và thầy của mình là GS Laumon đã giành giải thưởng toán học Clay sau khi "giải quyết" được một trường hợp đặc biệt của Bổ đề cơ bản chương trình Langland. Và Ngô Bảo Châu là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng này. Ngô Bảo Châu từng giành giải toán học Clay năm 2004, giải thưởng danh giá về toán học trên thế giới mỗi năm chỉ trao cho 1 – 2 người, và giải Oberwolfach dành cho các nhà toán học trẻ châu Âu năm 2007.
Năm 2008, Ngô Bảo Châu tiếp tục giành giải thưởng của Viện Hàn lâm khoa học Pháp. Hiện Ngô Bảo Châu đã nhận lời mời làm giáo sư Đại học Chicago, Mỹ. Anh sẽ chính thức về làm việc tại Khoa Toán của trường đại học này vào ngày 1/9/2010.
Ngô Bảo Châu là một trong số 20 nhà toán học được mời đọc báo cáo tại phiên họp toàn thể của Đại hội Toán học thế giới (sẽ họp tại Ấn Độ vào 8/2010). Nhiều nhà toán học có uy tín dự đoán tại đại hội này Châu có thể được tặng Huy chương Fields.
Ngô Bảo Châu là một trong số 20 nhà toán học được mời đọc báo cáo tại phiên họp toàn thể của Đại hội Toán học thế giới (sẽ họp tại Ấn Độ vào 8/2010). Nhiều nhà toán học có uy tín dự đoán tại đại hội này Châu có thể được tặng Huy chương Fields.
Một mặt huy chương Fields với hình Archimedes được dập nổi |
Giải Fields Medal sẽ được trao tại Đại hội Toán học Quốc tế (ICM - International Congress of Mathematicians) 2010 được tổ chức tại Hyderabad, Ấn Độ từ ngày 19-27/8/2010. Đây cũng là dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Hiệp hội Toán học Ấn Độ và 50 năm thành lập Hiệp hội Toán học Rumania. Đây là lần đầu tiên IMC được tổ chức tại Ấn Độ và là lần thứ 3 được tổ chức tại một nước Châu Á (lần đầu tiên là tại Tokyo, Nhật Bản năm 1990, lần thứ hai tại Bắc Kinh, Trung Quốc năm 2002).
Giải thưởng Fields Medal được trao lần đầu tiên năm 1936, nhưng ICM tồn tại trước đó 40 năm. ICM lần đầu tiên được tổ chức tại Zurich, Thụy Sĩ năm 1897. ICM năm nay dự kiến sẽ có 3.500 đại biểu đến từ 65 quốc gia trên thế giới tham gia. Nước chủ nhà đăng cai Ấn Độ có 3 đại diện ứng cử viên có khả năng giành giải Fields Medal 2010. Hyderabad, Ấn Độ - nơi sẽ diễn ra ICM 2010 và lễ trao giải Fields Medal |
(BEE-KH&ĐS).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét