Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010

Tăng Văn Bình - Thủ khoa Đại học 2010 đạt 30/30 điểm

Em Tăng Văn Bình, học sinh lớp 12A1, chuyên Toán, Trường THPT Phan Bội Châu - Nghệ An, vừa trở thành thủ khoa kỳ thi tuyển sinh vào Trường đại học Ngoại thương, khoa Kinh tế - đối ngoại với điểm số tuyệt đối 30/30.

Ngày nhận tin báo con đỗ thủ khoa ĐH Ngoại thương, chị Trần Thị Dung - mẹ Bình cũng như anh em, bà con làng xóm vui mừng khôn tả. Bên cạnh niềm vui, chị vẫn rơi nước mắt vì quãng đường phía trước còn lắm nỗi gian truân, vất vả....
Tăng Văn Bình vừa trở thành thủ khoa kỳ thi tuyển sinh vào Trường đại học Ngoại thương, khoa Kinh tế - đối ngoại với điểm số tuyệt đối 30/30.
Mồ côi cha từ 8 tháng tuổi
Sinh năm 1992 trong một gia đình nghèo ở xóm Yên Hoa, xã Yên Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An, 8 tháng tuổi Bình đã mồ côi cha. Mẹ Bình, chị Trần Thị Dung (hiện là giáo viên mầm non xã Yên Sơn) một mình vất vả nuôi hai con khôn lớn. Giáo viên mầm non thời đó được trả lương theo mùa vụ, mỗi mùa được khoảng 2 tạ thóc, các con còn nhỏ dại, gánh nặng gia đình dồn lên vai chị. Đồng lương ít ỏi, ngoài thời gian ở trường, chị phải làm thêm ruộng khoán, nuôi thêm con lợn, con gà, nấu thêm nồi rượu để đủ chi tiêu.
Em Tăng Văn Bình ngày còn nhỏ.
Thương mẹ tảo tần, lam lũ, các con chị Bình đều chăm ngoan, học giỏi. “Chứng kiến mẹ vất vả, gánh vác, lo toan mọi chuyện, em thầm hứa sẽ học thật giỏi để không phụ lòng mong mỏi của mẹ... Mỗi khi nghĩ về mẹ, về những hi sinh mà mẹ dành cho hai chị em, em như được tiếp thêm động lực để vươn lên...” - em Tăng Thị Tuyết Trinh, chị gái Bình, sinh viên năm thứ 2 Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội, tâm sự.
Ba mẹ con Bình.
Những năm học cấp 2, khi còn học trường làng, ngoài giờ học, Bình tranh thủ thời gian rỗi phụ giúp mẹ việc nhà. Lên cấp 3, theo học trường chuyên của tỉnh, trọ học xa nhà, Bình tự lo lắng mọi chuyện. Tiền mẹ gửi cho Bình không nhiều, em phải chắt chiu, tính toán chi li để chi tiêu đủ trong một tháng.
Khó khăn, vất vả, nhưng 12 năm liên tục, Bình đều là học sinh giỏi toàn diện. Năm học lớp 12, Bình đạt giải Nhất học sinh giỏi Toán cấp tỉnh, giải Nhì học sinh giỏi Toán quốc gia và được gọi vào đội tuyển Toán đi thi quốc tế. Chọn khoa Kinh tế - đối ngoại (Trường ĐH Ngoại thương) để thi, Bình đã lượng được sức mình vì đây là khoa có điểm chuẩn cao, thi vào khoa này hầu hết là những học sinh có học lực khá, giỏi.
Vượt qua gần 5.000 thí sinh khác, Bình xuất sắc giành vị trí thủ khoa với số điểm tuyệt đối 30/30. “Khi nhận được thông tin từ báo chí đưa lên mạng em cũng không tin mình đạt điểm tuyệt đối đó đâu. Em nghĩ cũng được khoảng 29,5 điểm gì đó thôi, thực sự bất ngờ anh ạ. Đến giờ này em cũng không tin mình đạt điểm cao như vậy...” - Bình tâm sự.
Nỗi niềm của tân thủ khoa
Hoàn cảnh gia đình nghèo khó, một mình mẹ chèo chống nuôi hai chị em ăn học. Trước đây, học gần nhà còn đỡ, hàng tháng mẹ gửi xuống cho Bình gạo và thực phẩm, chi tiêu sinh hoạt ở Vinh cũng không đến nỗi đắt đỏ. Bây giờ, ra Hà Nội trọ học, trước mắt là các khoản đóng góp, rồi chi tiêu hàng tháng... Đồng lương của mẹ “chia” sao đủ cho hai chị em? Đó là tâm sự, là nỗi niềm, là băn khoăn lớn nhất của Bình hiện nay.
Em Tăng Văn Bình cùng mẹ: "Món quà này em dành cho mẹ người đã hy sinh vì em rất nhiều...".
Nghe tin Bình đậu thủ khoa, họ hàng, làng xóm ai cũng mừng cho em, nhưng không ít người ái ngại cho hoàn cảnh gia đình em hiện tại. Nhưng sau niềm hân hoan, phấn khởi, tự hào là nỗi lo chồng chất.
“Hoàn cảnh gia đình khó khăn, giờ cả hai đứa đều học đại học, sức khỏe tôi cũng đã yếu, làm thế nào xoay xở đủ tiền học phí, tiền chi tiêu cho các con theo học đại học khiến tôi lo lắng. Trước đây tôi phải đi đóng gạch thuê kiếm tiền nuôi con ăn học, giờ đây ruộng cũng đã trả cho nhà nước vì không cày bừa được…”, chị Dung giãi bày.
Nghe tin em Bình đỗ thủ khoa đại học, bà con hàng xóm đến chia vui cùng mẹ em (bên trái).

Nghe tin cháu đỗ thủ khoa đại học, bà Trần Thị Nhỏ (còn gọi là bà Mai, 85 tuổi) - bà nội Bình cũng đến chúc mừng. Bà bảo: "Bố cháu mất từ lâu, một mình mẹ nó dìu dắt hai chị em cũng kiệt sức rồi, anh em ai cũng nghèo. Giờ cháu nó đi học thì muôn vàn khó khăn lại chồng chất, biết mẹ nó có đảm bảo được không".
Bình và bà nội.

Bằng ý chí, nghị lực, cậu bé mồ côi cha từ nhỏ đã đạt được rất nhiều thành tích trong học tập... khiến mọi người phải kính nể.

Khi tôi hỏi “Chị sợ cái gì nhất trong cuộc sống này?”, chị Dung nước mắt lăn trên đôi gò má gầy guộc: “Tôi sợ nhất lúc này là không đủ sức khỏe để lo cho các con. Thứ hai, kinh tế gia đình không đủ để cho các con ăn học...”.

Nói vậy, nhưng chị Dung vẫn quyết tâm: “Đến ngày nhập học nếu không có tiền cho con, tôi phải đi huy động anh em, bà con làng xóm, vay ngân hàng và bằng mọi cách để con được đi học”.
Mới đây, đại diện Hội Khuyến học xóm Yên Hoa, ông Nguyễn Văn Ngọc - chủ tịch hội cùng các ban ngành đoàn thể trong xóm, xã đã đến thăm và động viên an ủi em Bình. Thay mặt Hội Khuyến học xóm, ông Ngọc đã trao cho em Bình phần quà 100.000 đồng.
Chia tay gia đình em Bình, hàng trăm người dân có mặt tại nhà em nhắn nhủ với PV Dân trí: “Xin hãy giúp đỡ cháu Bình vượt qua khó khăn này với nhé.... Gia đình cháu khó khăn lắm".

Thủ khoa Tăng Văn Bình sẽ được thưởng 10 triệu đồng và cấp học bổng toàn khóa học (tương đương học phí hệ chính quy), được tiếp nhận và miễn phí ở ký túc xá (KTX) của trường.
Ngoài ra, ĐH Ngoại thương thưởng 5 triệu đồng cho các thí sinh đạt danh hiệu á khoa khối A (đạt 29,5 điểm) và thủ khoa khối D1 (đạt 28,0 điểm).
Trường thưởng 2 triệu đồng cho các thí sinh đạt danh hiệu thủ khoa các khối D2, D3, D4, D6. Tiếp nhận và miễn phí ở KTX cho các thí sinh là thành viên đội tuyển Olympic quốc tế đỗ và đăng ký học tại trường. Hỗ trợ học phí và ưu tiên tiếp nhận vào ở KTX đối với các thí sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh năm 2010 nhưng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Phòng đào tạo Trường ĐH Ngoại thương cho biết, chính sách này áp dụng chung cho cả hai cơ sở.
Trao đổi với Dân trí, GS.TS Hoàng Văn Châu - Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ: “Hàng năm Trường ĐH Ngoại thương vẫn có chính sách ưu tiên cho những thí sinh đạt điểm cao. Tuy nhiên năm nay do sinh hoạt phí gia tăng, hơn hết là với đề thi khó mà em Bình vẫn đạt được 30/30 và là thủ khoa tuyệt đối đến thời điểm này nên trường quyết định tăng thêm mức thưởng cho các em”.
“Tôi đọc báo Dân trí biết hoàn cảnh gia đình em Bình khá khó khăn, nên hy vọng với học bổng toàn khóa học sẽ giúp em vượt qua hoàn cảnh để học tốt. Quan điểm của Trường ĐH Ngoại thương là không để các em phải bỏ học hoặc không nhập học do hoàn cảnh gia đình khó khăn” - GS. Châu chia sẻ.
Cũng theo GS. Châu thì sở dĩ có kinh phí để làm việc này là do nhà trường có khoản Quỹ phát triển tài năng do các đơn vị tài trợ. Chính sách này sẽ tiếp tục được duy trì ở các mùa tuyển sinh kế tiếp.
Mathvn.Com (theo Dân Trí)

Đinh Anh Minh - thần tượng mới của học sinh Quốc Học Huế

Nếu như trước đây, học sinh trường Quốc học Huế có Lê Bá Khánh Trình (HCV Olympic Toán học quốc tế) và Hồ Ngọc Hân (Vô địch "Đường lên đỉnh Olympia 2009") là niềm tự hào, thì giờ đây họ đã có thần tượng mới: ĐINH ANH MINH - học sinh lớp 12 chuyên Lý (2009-2010) - người vừa giành tấm huy chương vàng duy nhất cho đoàn Việt Nam tại IPhO 2010.

Trong số 5 HS Việt Nam tham dự đội tuyển Olympic Vật lý quốc tế 2010, Đinh Anh Minh, cậu học trò chuyên Lý trường THPT Quốc Học Huế là người duy nhất đạt HCV. Tỉnh TT-Huế và trường đã tổ chức đón người mang vinh dự về cho tổ quốc một cách long trọng tại sân bay Phú Bài.

Đinh Anh Minh, "chàng trai vàng” của Vật lý Việt Nam.

Chiều 27-7, sân trường THPT Quốc Học Huế chật kín người, khắp trường rộn ràng bằng rôn, cờ hoa chào đón Đinh Anh Minh trở về. Lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo nhiều ban ngành đều có mặt, xem đây là một sự kiện đáng nhớ của tỉnh TT-Huế.

Một lãnh đạo của  Sở GD & ĐT Thừa Thiên Huế hân hoan: “Lâu rồi ngành Giáo dục mới đón nhận niềm vui lớn thể này. Phần thưởng cao quý của Anh Minh còn là nguồn động viên tinh thần đội ngũ giáo viên, giúp chúng tôi định hướng phương pháp đào tạo tài năng trẻ”.

Anh Minh vừa bước vào cổng trường đã bị vây kín giữa tiếng chúc mừng, hoa, quà của thầy cô, bạn bè. Cạnh em, người mẹ với chiếc camera cá nhân lặng lẽ ghi lại từng khoảnh khắc của cậu con trai cưng. Chính bà bật khóc nghẹn ngào khi nhận được tin báo Anh Minh đạt HCV.

Trong suốt hành trình đến đỉnh vinh quang của Minh, bà sát cánh từng bước và âm thầm theo sát con. Sinh ra và lớn lên ở Quảng Trị, sau khi đinh Anh Minh tốt nghiệp THCS ở trường Trần Hưng Đạo, thị xã Đông Hà, gia đình quyết định cho em thi tuyển vào trường THPT Quốc Học Huế. Đều đặn mỗi tuần hai lần, tờ mờ sáng, mẹ chở Minh vào Huế học luyện thi. Nỗ lực cao độ, năm 2007, Anh Minh đỗ vào lớp chuyên Lý và đạt điểm tuyệt đối ở môn học này. Bố mẹ bận rộn với công việc kinh doanh ở quê, một mình Minh ở Huế xoay sở từ sinh hoạt đến học tập.
Trong tốp 5 học sinh tham dự kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế, Anh Minh có điểm lý thuyết 9,1/10; điểm thực hành 6,5/10, là 1 trong 34 gương mặt quốc tế đạt HCV.


Trong mắt bạn bè, Anh Minh học cực giỏi, sôi nổi, nhanh nhạy và có nhiều tài lẻ. Năm lớp 12, em giành giải nhất cấp tỉnh môn Lý, giải ba cấp tỉnh môn Toán, giải khuyến khích cấp tỉnh môn Tin, giải nhất quốc gia môn Lý.

Về con đường đến với tấm Huy chương vàng Olympic vật lý quốc tế, Minh cho biết: “Em luôn nắm vững lý thuyết và áp dụng một cách có hệ thống vào thực tế. Ngoài ra, em đọc rất nhiều sách tham khảo, vào mạng internet bổ sung kiến thức, tải các dạng bài về làm thêm”.



Đinh Anh Minh trở về trong niềm tự hào của người thân và bạn bè.


Bà Hồ Thị Thủy, Giám đốc Công ty Zonga, mẹ Minh kể: “Gia đình tập cho cháu tự lập từ sớm nên để cháu một mình ở Huế vợ chồng tôi cũng không lo lắm. Cháu được các thầy trong đội tuyển đánh giá cao. Bố mẹ không tạo áp lực cho cháu nên cháu lên đường với tâm lý thoải mái, kết quả cuộc thi cũng là một bất ngờ lớn với chúng tôi”.

Phỏng vấn nhanh Đinh Anh Minh, em cho biết trước khi thi, em rất tự tin với phần làm bài của mình và chắc chắn sẽ đạt điểm cao. Bí quyết của em là học chắc lý thuyết, đồng thời áp dụng kiến thức một cách có khoa học vào thực tế như tự dịch các sách đề Olympic bằng tiếng Anh, tìm tài liệu trên Internet.
“Cảm giác của em khi mang vinh dự lớn về cho đất nước, cho Huế thật là tuyệt vời. Em rất vui, niềm vui không thể diễn tả được”, Minh chia sẻ.
Minh cho biết thêm: “Em rất vui mừng và hạnh phúc. Phía sau tấm HCV này còn có công lao của ba mẹ, thầy cô, những người luôn sát cánh bên em. Em dự định sẽ theo học ngành Điện - Điện tử ở trường ĐH Bách Khoa TP Hồ Chí Minh, sau đó là tìm kiếm học bổng để có thể du học nước ngoài”.

Tấm huy chương vàng quý giá.
Theo thầy Nguyễn Phước Bửu Tuấn, hiệu trưởng THPT chuyên Quốc Học, Minh là học sinh đầu tiên mang về huy chương vàng môn Vật lý trong kỳ thi Olympic quốc tế cho trường Quốc Học và cũng là đầu tiên trong tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đinh Anh Minh đã đem về niềm tự hào lớn lao cho trường, phát huy truyền thống học tốt của học sinh Trường Quốc Học.
Theo cô Võ Thị Thu Ân, chủ nhiệm đội tuyển Olympic Vật lý trường Quốc Học, quá trình Minh đi thi, cả trường rất lo vì đây là lần đầu tiên em thử sức trên đấu trường thế giới, và cũng là “em út” của đội 5 thí sinh dự thi Olympic Vật lý quốc tế 2010 tại Croatia vừa rồi. Trong quá trình học, Minh luôn thể hiện sự thông minh, khả năng tiếp thu bài nhanh và sự tự tìm tòi nghiên cứu rất đáng khâm phục.

Minh chụp ảnh cùng cô giáo phó hiệu trưởng và cô giáo chủ nhiệm đội tuyển Olympic Vật lý Quốc Học.
Hiện tại, Đinh Anh Minh đã được đặc cách vào học tại khoa Điện - Điện tử, ĐH Bách Khoa TPHCM. Trong tương lai, em ước mơ được trở thành một kỹ sư chuyên nghiên cứu về hạt cơ bản nanô. “Em muốn đi học tại nước ngoài, sau đó về phục vụ quê hương”, Minh tâm sự.
Được biết, thành tích của Đinh Anh Minh trong những năm qua rất đáng nể. Từ năm lớp 1 đến 12, Minh đều là học sinh giỏi. Lớp 8, đoạt giải 3 môn Vật lý thị xã Quảng Trị. Lớp 9 đoạt giải Nhất môn Vật lý tỉnh Quảng trị. Lớp 10 Minh giành huy chương vàng Olympic 30-04 môn Vật lý. Lớp 11, Minh “rinh” huy chương đồng giải toán trên máy tính Casio.
Riêng năm 12, Minh đạt đến 4 giải thưởng gồm: giải Nhất Cuộc thi Vật lý tỉnh Thừa Thiên - Huế, giải Ba môn Toán tỉnh Thừa Thiên - Huế, giải Khuyến khích Tin học tỉnh Thừa Thiên - Huế và giải Nhất Vật lý Quốc gia.


Hàng trăm bạn học sinh trường THPT chuyên Quốc học chờ “chàng trai vàng” Đinh Anh Minh.

Chen chúc ở khe cửa nhìn vào sân bay

Háo hức khi Minh xuống máy bay.

Đi ra sân bay với tiếng vỗ tay tán thưởng.
và thật nhiều hoa
 Minh chụp ảnh với nhiều thầy cô giáo và bạn bè.

Minh về trường Quốc học.


Minh chụp ảnh với các thầy cô tại Trường Quốc học.

Minh chụp ảnh cùng mẹ.

Minh được các phóng viên phỏng vấn, quay phim và chụp hình không ngơi nghỉ.
Tại buổi lễ tuyên dương và đón Đinh Anh Minh trở về, UBND tỉnh TT-Huế đã trao bằng khen và phần thưởng trị giá 30 triệu đồng; Tập đoàn dầu khí Việt Nam tặng 30 triệu đồng; bà Thân Thị Hoa, Giám đốc Vietcombank tặng ba triệu đồng.
Mathvn.Com (Nhân Dân/Dân Trí)

Thứ Hai, 26 tháng 7, 2010

Điểm thi Đại học Huế năm 2010

Năm nay, ban tuyển sinh đã trao đổi công việc với ban chấm thi vào ngày 14/7. Chiều 14 và sáng 15/7, hội đồng đã thảo luận đáp án, chấm thử (chấm chung) và bắt đầu chấm chính thức. xem diem thi dai hoc hue nam 2010, dhsp hue, dai hoc khoa hoc hue.
xem diem thi dai hoc hue 2010
Có tất cả 74.371 bài thi tự luận (năm 2009 là 71.990), trong đó môn Toán (có mặt ở các khối A, B, D, M, T, V) chiếm nhiều nhất với 46.397 bài.
Đến hết ngày 24/7 đã chấm xong các môn tự luận (Toán, Văn, Sử, Địa). Riêng các bài trắc nghiệm đã chấm xong và đã gửi dữ liệu về Bộ GD-ĐT trong ngày 21/7.
Mặc dù các môn khối C đã chấm xong và nhập điểm nhưng thực hiện nguyên tắc bí mật, chưa được ráp phách và thống kê điểm đến thời điểm hiện tại nên theo Hội đồng tuyển sinh, không ai có thể biết thông tin gì về kết quả chấm thi.
Qua trao đổi với các Trưởng môn chấm thi, có những thông tin sơ bộ như sau: Toán khối A có 1 bài đạt điểm 10, điểm 9,5 và 9 cũng có một số bài nhưng không nhiều. Toán khối B đã có bài đạt điểm 10, điểm 9,5 hoặc 9 có dưới 10 bài. Hóa khối B có 2 bài điểm 10. Hóa khối A, Vật lý, Sinh học không có bài điểm 10. Văn khối C đã có những bài đạt 8,5 điểm.
Dự kiến khoảng một hai ngày tới (28,29/7), ĐH Huế sẽ công bố điểm thi năm 2010. Để tra cứu điểm thi Đại học Huế năm 2010, các bạn xem ở đây.

Nguyễn Duy Thái Sơn và hai học trò giành huy chương bạc IMO 2010

Chiều 19/7, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng cùng hàng trăm thầy trò trường Trung học phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn vui mừng đón hai học sinh của thành phố dự kỳ thi Olympic toán quốc tế (IMO) 2010 lần thứ 51 tại Astana, Kazakhstan với thành tích là hai tấm huy chương bạc.
nguyen duy thai son chuyen le quy don da nang
Hai thí sinh của trường Trung học phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn tham dự kỳ thi lần này là Nguyễn Việt Cường (học sinh lớp 12A2) và Phạm Kiều Hiếu (lớp 12A1). Cả hai học sinh này đều có hoàn cảnh gia đình không mấy khá giả, và có một điểm chung là rất say mê môn Toán.

Ngay từ nhỏ, Phạm Việt Cường đã tự nhận thức mình phải nỗ lực học tập để không phụ công cha mẹ. Ông Phạm Văn Mẫn, ba của Cường cho biết, Cường rất chăm chỉ học tập. Em ham học đến mức nửa đêm thấy bài toán khó chưa giải xong vẫn còn điện thoại để trao đổi với thầy giáo.

Thành tích học tập của Cường rất đáng nể. Chỉ duy nhất năm học lớp 1, Cường là học sinh khá, 11 năm còn lại em luôn là học sinh giỏi toàn diện. Năm lớp 10, Cường đoạt giải nhì môn Toán cấp thành phố; năm lớp 11 đoạt giải nhất môn Toán cấp thành phố; năm lớp 12 giành giải nhất môn Toán cấp thành phố, giải ba môn Toán cấp quốc gia và huy chương bạc môn Toán Olympic Quốc tế.

Cường cho biết, em muốn trở thành một nhà nghiên cứu khoa học. Trước mắt, trong năm học tới em sẽ đăng ký vào học Khoa Điện tử Viễn thông, trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng.

Còn Nguyễn Kiều Hiếu sống với người mẹ đã về hưu, nên cuộc sống cũng khá khó khăn. Hiếu bảo có được thành tích này là nhờ sự động viên hàng ngày của người mẹ khắc khổ của mình, cùng với sự truyền nhiệt huyết học Toán của người thầy giáo dạy Toán của mình.

Cả 12 năm học, Hiếu đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Trong ba năm học trung học phổ thông, Hiếu đã giành một giải nhì và hai giải nhất môn Toán cấp thành phố, giải ba môn toán quốc gia và giờ là huy chương bạc Olympic Toán quốc tế. Dự tính của Hiếu trong năm học tới, Hiếu sẽ theo học Cử nhân tài năng Toán tại Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thầy giáo Nguyễn Duy Thái Sơn, người đã truyền niềm đam mê học toán cho hai học sinh và cũng là người đi cùng hai em tham dự kỳ thi cho biết, trong hai huy chương bạc của học sinh Đà Nẵng giàn được lần này, trường hợp của Nguyễn Kiều Hiếu hơi tiếc một chút. Nếu còn thêm một chút thời gian nữa, Hiếu sẽ giành được thêm điểm ở câu số 6 và chắc chắn đoàn Việt Nam sẽ có thêm huy chương vàng.

Thầy Sơn tâm sự: “Tôi chỉ đóng góp một phần nhỏ vào thành tích này là tạo cho các em niềm tin, tạo cho các em tình yêu môn Toán, còn lại đều là nỗ lực của các em".

Chuyện TS Toán học Nguyễn Duy Thái Sơn đi dạy phổ thông
nguyen duy thai son chuyen le quy don da nang
TS Toán học Nguyễn Duy Thái Sơn

"Tôi có những học trò rất đam mê Toán học. Dạy các em, tôi thấy mình làm được những điều có ích", tiến sĩ Nguyễn Duy Thái Sơn chia sẻ lý do vì sao đường đường là một tiến sĩ từng giảng dạy và nghiên cứu ở Ý, Mỹ, Áo, Nhật, đang công tác ở Viện Toán học, lại chấp nhận về dạy phổ thông.
Anh cũng là một trong số ba tiến sĩ được "hút" về Đà Nẵng theo chính sách thu hút nhân tài và là giáo viên phổ thông duy nhất được mời vào Ban đề thi và chấm thi trong kỳ thi Toán quốc tế lần thứ 48 tổ chức ở Việt Nam vừa qua. "Tất nhiên trong thỏa thuận hợp đồng với Sở Nội vụ, tôi có thể đi sau năm năm làm việc hoặc hơn", TS Sơn giải thích.

Quê Bình Định, tốt nghiệp và được giữ lại giảng dạy ở ĐH Huế năm 1985. Năm 1997, TS Sơn nhận lời mời sang thỉnh giảng nửa năm ở ĐH Ohio; kết thúc đợt giảng dạy đó, anh được phía bạn mời ở lại tiếp tục giảng dạy thêm nửa năm nữa. Hồ sơ gia hạn cần có xác nhận (đồng ý trên nguyên tắc) của Đại sứ quán VN tại Washington trước khi được gửi về nước.
Thủ tục này đòi hỏi thời gian, vì thế hồ sơ gia hạn của anh bị chậm khi về đến ĐH Huế và đã không được chấp thuận. Trong thời gian này, anh nhận được một học bổng nghiên cứu sau tiến sĩ của Hội Xúc tiến Khoa học Nhật Bản (JSPS), nhưng mãi đến khi rời Mỹ về nước để xin phép đi Nhật, anh mới biết hồ sơ gia hạn gửi từ Mỹ của anh chưa được chấp thuận, do đó mọi thủ tục liên quan đến chuyến đi Nhật đều bị “ách tắc”.
Khi hạn nhận học bổng đã cận kề, Nguyễn Duy Thái Sơn quyết định sang Nhật. Ở đó hai năm, anh lại nhận thêm một học bổng của Áo rồi mới trở về làm việc tại Viện Toán học.

Thời gian này, do hoàn cảnh gia đình, nên khi biết về chính sách thu hút nhân tài của TP, TS Sơn đã quyết định đầu quân về dạy Toán tại trường THPT chuyên Lê Quý Đôn. Đã có một số lời mời về làm việc ở ĐH Đà Nẵng, ĐH Quy Nhơn (hiện, anh vẫn thường xuyên lên thỉnh giảng cho Khoa Điện tử Viễn thông - ĐH Đà Nẵng), nhưng anh vẫn chọn ở lại dạy Toán phổ thông.

"Nhiều người ngạc nhiên về sự lựa chọn của tôi? Ở Đà Nẵng, điều kiện làm việc, nghiên cứu cũng không thể sánh được với điều kiện ở hai thành phố lớn, và nhiều khó khăn khác..., nhưng cách đối xử của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng và tinh thần ham học hỏi của học trò đã giữ chân tôi ở lại".

Trực tiếp, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã gặp gỡ và mời TS Sơn về Đà Nẵng. Gương mặt Nguyễn Duy Thái Sơn đặc biệt hứng khởi khi nói về những đêm 1, 2 giờ sáng còn điện thoại với học trò chỉ để chia sẻ niềm vui giải xong một bài toán hóc búa!
 Anh cũng kể lại câu chuyện, có một cậu học trò xuất sắc quê Quảng Ngãi trước khi chuẩn bị nhận học bổng của tỉnh để đi du học (và học xong sẽ phải quay về tỉnh) đã gọi điện hỏi xin ý kiến tư vấn của anh. Lời khuyên và những câu chuyện của anh đã khiến cậu học trò thay đổi quyết định, tìm một hướng đi khác cho mình.
MathVn.Com được biết thêm, thầy Nguyễn Duy Thái Sơn đã được tôn vinh là "nhà giáo được học sinh yêu quý nhất năm học 2009-2010" của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng.
Vietnam+/VNN

Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2010

Ngô Bảo Châu đoạt huy chương Fields 2010 ? (Bao-Chau Ngo Fields Medalist)


Ngo Bao Chau doat huy chuong fields 2010, giai thuong fields 2010, Bao-Chau Ngo Fields  Medalist 2010
Bao-Chau Ngo (Ngô Bảo Châu), ứng viên
sáng giá cho giải thưởng Fields 2010.
Ngày 19/8 năm nay, Đại hội quốc tế các nhà toán học (ICM - International Congress of Mathematicians) lần thứ 26 họp tại Hyderabad (Ấn Độ) sẽ tổ chức lễ trao giải Fields năm 2010 cho các nhà toán học trẻ tuổi xuất sắc nhất thế giới đương đại.
Ngô Bảo Châu đoạt huy chương Fields 2010  Bao-Chau Ngo in Fields Medalist
Rất khó dự đoán về các chủ nhân tương lai của giải Fields, vì trên mạng và trên báo  không có nhiều thông tin về giới toán học, các chuyên gia toán cũng ít viết về giải này. Trong khi đó, giới toán học nói riêng và người Việt Nam nói chung đặc biệt quan tâm tới giải Fields 2010, bởi lẽ năm nay chúng ta hy vọng có một người Việt đoạt giải – đó là nhà toán học Ngô Bảo Châu - người có công trình được tạp chí Time tôn vinh là một trong 10 khám phá khoa học quan trọng nhất của năm qua.
Giáo sư Châu đã được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể tại Đại hội quốc tế các nhà toán học năm 2010. Thông thường, vinh dự ấy gắn liền với khả năng được trao giải Fields. Nếu Ngô Bảo Châu được tặng giải Fields năm nay, anh sẽ trở thành công dân Việt Nam đầu tiên mang lại cho Tổ quốc mình một trong những vinh dự khoa học cao quý nhất thế giới. Xin nói thêm, cho tới nay châu Á mới có ba công dân Nhật Bản được tặng giải thưởng Fields, nếu không kể đến hai người Hoa quốc tịch Mỹ và Australia đoạt giải.


Ngô Bảo Châu xuất hiện trong nhiều danh sách dự đoán các ứng viên giải Fields năm nay. Thí dụ anh đứng đầu danh sách một dự đoán trên mạng mathoverflow.net; một bài trên mạng math.columbia.edu khẳng định: nhiều người nghĩ rằng “Ngô là người chắc chắn thắng nhờ công trình của ông về bổ đề cơ bản” (Ngo is a shoo-in for his work on the fundamental lemma).


Dưới đây xin giới thiệu một số dự đoán về giải Fields năm nay, lấy từ các blogger của nước láng giềng Trung Quốc, nơi “khát” các giải thưởng quốc tế nhất:


Tình hình gần đây của giới toán học quốc tế có vẻ trầm lắng, không ồn ào như mấy năm trước, nhất là khi cả thế giới sững sờ trước tin nhà toán học tài ba Perelman từ chối nhận giải Fields 2006giải thưởng 1 triệu USD của Viện Clay tặng cho người chứng minh được giả thuyết Poincaré. Hồi ấy các mạng Trung Quốc còn xôn xao với tin một người Hoa là Khưu Thành Đồng (Shing-Tung Yau, sinh năm 1949, giải Fields 1982 và giải Wolf) và hai nhà toán học Trung Quốc khác “có liên quan” tới công trình của Perelman. Họ cũng tranh cãi về việc nhà toán học Terence Tao giải Fields 2006 (tên chữ Hán là Đào Triết Hiên) có phải là người Trung Quốc hay không.


Theo thông lệ, Hội Liên hiệp Toán học quốc tế (IMU, International Mathemathical Union) sẽ cử ra một tiểu ban xét chọn giải Fields gồm khoảng 10 người, đứng đầu là đương kim Chủ tịch IMU – ông Laszlo Lovasz, nhà toán học người Hungary. Chức vụ trưởng tiểu ban có ảnh hưởng rất lớn đối với kết quả xét chọn giải Fields. Nghe nói năm xưa Atiyah, khi làm trưởng ban xét chọn giải Fields, đã bỏ ngoài tai mọi xì xào, nhất quyết chọn nhà vật lý người Mỹ Witten làm chủ nhân giải Fields 1990. Từ đó tới nay, ngành toán-vật lý luôn hoạt động sôi nổi, chứng tỏ Atiyah là người có tầm nhìn.



Giải Fields (Fields Medal Prize) gồm một huy chương vàng và tiền thưởng 15.000 USD, còn gọi là “giải Nobel Toán”, bốn năm mới trao một lần và chỉ trao cho người dưới 40 tuổi (tính đến ngày 1/1 năm xét giải). Giải Fields không trao cho quá bốn người mỗi lần, thông thường là hai người. Trong thời gian 70 năm, từ năm 1936 đến 2006 có 48 người được tặng giải này.
Vì thế để dự đoán giải Fields năm nay, có lẽ cũng nên xem Laszlo Lovasz có sở thích gì. Ông này khi học trung học đã giành ba huy chương vàng Olympic Toán quốc tế (IMO - International Mathemathical Olympiad) các năm 1964, 1965 và 1966. Một điều thú vị: con trai ông cũng đoạt huy chương vàng IMO 2008. Lovasz chủ yếu chuyên làm về lĩnh vực tổ hợp học (combinatorics), từng đoạt giải Wolf lĩnh vực này.


Gần đây trang bìa tạp chí Nature số tháng 8 có đưa tin về hai nhà toán học ở Princeton là Salvatore Torquato và Yang Jiao đã có thành tựu lớn về cải tiến năm loại khối đa diện Plato và các bố trí của khối đa diện Archimedes; Yang Jiao là nghiên cứu sinh ở Princeton. Nhưng thành tựu trên còn xa mới với tới giải Fields, vì hai người này thậm chí không được mời làm báo cáo về tổ hợp học. Cho nên có lẽ lĩnh vực này khó có ứng viên cho giải Fields, dù nhà tổ hợp học Lovasz làm trưởng ban xét chọn; tương tự như Trung Quốc năm 2002 là nước chủ nhà của Đại hội quốc tế các nhà toán học nhưng không người Trung Quốc nào đoạt giải Fields.


Về lĩnh vực xác suất (probability theory), vì năm 2006 Werner và Okounkov đã nhận giải Fields ở Madrid rồi nên năm nay lĩnh vực này sẽ không có dịp được xét tặng giải nữa.
Vậy ta hãy xem trong số các nhà toán học dưới 40 tuổi được mời đọc báo cáo tại phiên họp toàn thể Đại hội quốc tế các nhà toán học 2010, ai xứng đáng là ứng viên giải Fields năm nay?


Nói chung những người này đều là nhân vật hàng đầu trong lĩnh vực của họ, có nhiều khả năng đoạt giải Fields.


Lĩnh vực đại số có Bao-Chau Ngo (tức Ngô Bảo Châu), người Việt Nam, có lẽ là nhà đại số học danh tiếng nhất hiện nay. Trên mạng có rất ít tư liệu về ông, tư liệu hiện có chủ yếu bằng tiếng Việt Nam, khi dùng công cụ dịch của Google dịch ra tiếng Trung Quốc thì không tài nào hiểu được. Các bloger Trung Quốc đành trước tiên dịch ra Pháp ngữ (vì họ cho rằng tiếng Việt gần với tiếng Pháp), sau đó dịch ra tiếng Anh, thấy hiệu quả rất tốt.


Cống hiến chính của Ngo là đã cùng thầy mình là Gerard Laumon chứng minh được bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita, kết quả này có thể dẫn tới việc chứng minh nhiều định lý quan trọng khác của đại số học. Ngo sinh năm 1972 tại Hà Nội, học trung học ở trường chuyên toán thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, có tài năng toán học cực cao, hai lần đoạt huy chương vàng IMO các năm 1988, 1989 với số điểm tối đa. Sau đó ông nhận học bổng toàn phần tại Đại học Sư phạm Paris. Trường này từng có bảy người đoạt giải Fields, so với Đại học Princeton chỉ có hai. Hiện nay ông làm việc tại Viện Nghiên cứu cấp cao Princeton. Nghe nói năm 2008 Ngo lại chứng minh được bổ đề cơ bản trong chương trình Langlands, vì thế giới toán học quốc tế lại một lần nữa quan tâm tới ông.


Nếu dịch hết các trang mạng Việt Nam viết về Bao-Chau Ngo thì có thể thấy họ hết sức đề cao ông. Nhưng khả năng đoạt giải Fields của Ngo thì tuyệt đối là dựa vào thực lực của ông, chứ không phải do dư luận tâng bốc.


Một nhà toán học khác rất có triển vọng là Artur Avila, sinh năm 1979 tại Brazil, 16 tuổi đoạt huy chương vàng IMO, 19 tuổi viết bài báo đầu tiên về toán học, 21 tuổi đi Pháp học, lấy bằng tiến sĩ, đúng là lý lịch chuẩn của một thiên tài thiếu niên. Avila chủ yếu làm về lĩnh vực hệ thống động lực, đã đạt nhiều thành tựu có tính sáng tạo đầu tiên, từng nhận giải Grand Prix Jacques Herbrand của Viện Khoa học Pháp giành cho các nhà khoa học dưới 35 tuổi (Werner năm 2003 cũng đoạt giải này, sau đó năm 2006 đoạt giải Fields). Avila hiện làm việc tại Viện Toán Clay.


Dĩ nhiên, trong số các nhà khoa học không được mời đọc báo cáo tại phiên họp toàn thể Hội nghị toán học thế giới 2010 tổ chức ở Ấn Độ cũng có nhiều tài năng xuất sắc. Thí dụ Damny Calegari, hiện là giáo sư Viện Công nghệ California, năm 2009 từng được tặng giải Clay. Ngoài ra Calegari còn là một nhà văn. Truyện ngắn A Green Light của ông từng được Hội Nhà văn quốc tế tặng giải Truyện ngắn hay nhất năm 1992.
Tóm lại, qua dự đoán của các bloger Trung Quốc nói trên, có thể thấy Ngô Bảo Châu rất có triển vọng trở thành chủ nhân giải Fields năm nay, như mong muốn tự đáy lòng của chúng ta. Con người khiêm tốn hiền lành ấy sẽ đem về cho nền khoa học của đất nước giải thưởng danh giá nhất trong giới toán học. Cầu cho mong ước của chúng ta sẽ trở thành sự thật!
MathVn.Com/Tia Sáng

Thứ Năm, 22 tháng 7, 2010

GS Ngô Bảo Châu về nước công tác

Chiều 21/7, Ngô Bảo Châu đã có cuộc gặp thân mật với Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước. Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, chủ tịch hội đồng, chúc mừng thành tích khoa học của giáo sư Bảo Châu và bày tỏ hy vọng ông đoạt giải thưởng Fields năm nay.
GS Ngo Bao Chau, Prof Ngo
GS Ngô Bảo Châu.
Fields Medal là giải thưởng toán học danh giá nhất thế giới, thường được ví như "Nobel toán học". Giải thưởng này do Hội nghị toán học quốc tế trao bốn năm một lần cho các nhà toán học trẻ - dưới 40 tuổi - có thành tựu đặc biệt. Hội nghị sắp tới diễn ra tháng 8 tại Ấn Độ. Giáo sư Ngô Bảo Châu là một trong số hai khách mời trẻ phát biểu trong phiên toàn thể.
Tên của những người đạt giải thưởng Fields sẽ được công bố tại hội nghị.
Những dự đoán về khả năng giáo sư Ngô Bảo Châu, 38 tuổi, sẽ giành giải thưởng danh giá này nổi lên từ sau khi công trình toán học của ông được đánh giá là một trong 10 phát hiện tiêu biểu nhất của năm 2009. Châu đã chứng minh được bổ đề cơ bản Langlands - một vấn đề hóc búa của thế giới toán học trong suốt 30 năm qua.
Vào năm 1979 nhà toán học Robert Langlands phát triển một lý thuyết đầy tham vọng và mang tính cách mạng nhằm kết nối hai nhánh của toán học là hình học và số học. Nếu chứng minh được nó loài người sẽ gần như có được một cái nhìn thống nhất cho nhiều ngành của toán học hiện đại như số học, đại số và giải tích.
Ngô Bảo Châu đã làm được điều đó, công bố kết quả năm 2008 và được xác nhận năm ngoái.
Peter Sarnak, chuyên gia về lý thuyết số học của Viện nghiên cứu cao cấp Princeton, ví von: "Giống như chuyện có những người làm việc ở tít bên kia sông đợi ai đó ở bờ đối diện bắc cho cây cầu. Rồi giờ đây, bỗng nhiên toàn bộ công sức của họ được công nhận".
Tên tuổi của Ngô Bảo Châu bắt đầu nổi tiếng thế giới kể từ năm 2004, khi anh được nhận giải thưởng nghiên cứu hàng năm của Viện Toán học Clay (Mỹ) dành cho những người đạt thành tựu xuất sắc nhất trong năm nhờ giải quyết một trường hợp đặc biệt của “chương trình Langlands”. Mỗi năm chỉ có 1-2 người được trao giải và Châu là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng này.
Sau khi nhận giải thưởng Clay, anh được Viện nghiên cứu khoa học cao cấp tại Princeton (Mỹ) mời sang làm giáo sư. Viện này là nơi quy tụ của nhiều nhà toán học và nhà vật lý hàng đầu thế giới, trong đó nhiều người từng đoạt giải Nobel và giải Fields. Châu còn nhận được giải thưởng của Viện Nghiên cứu Toán học Oberwolfach dành cho các nhà toán học trẻ châu Âu vào năm 2007 và giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp vào năm 2008.
Ngô Bảo Châu sinh năm 1972, từng học chuyên toán đại học Tổng hợp (nay là đại học quốc gia). Mùa hè 1988, anh tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Australia và giành huy chương vàng. Mùa hè năm sau anh tiếp tục giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế tại Đức. Sau đó Châu sang Pháp để học tại Đại học Paris 6. Anh bảo vệ luận án tiến sĩ khi mới 25 tuổi tại Đại học Sư phạm Paris - ngôi trường danh tiếng bậc nhất nước Pháp. Năm 2003, ở tuổi 31, anh hoàn thành luận án habilitation (tương đương tiến sĩ khoa học) tại Đại học Paris 11. Đầu năm sau anh trở thành giáo sư của đại học này.
Năm ngoái, Châu được mời giảng dạy tại Đại học Chicago.
“Rõ ràng đây là một trong những nhà toán học xuất sắc nhất thời đại của chúng ta. Tôi kỳ vọng những điều thực sự lớn lao từ người thanh niên này”, Robert Fefferman, giáo sư toán kiêm trưởng khoa Vật lý của Đại học Chicago, phát biểu.
Dù nghiên cứu và giảng dạy toán ở các trung tâm hàng đầu thế giới, GS. Ngô Bảo Châu vẫn giành thời gian đáng kể để tham gia giảng dạy và đào tạo toán học tại Việt Nam. Anh tham gia công tác hướng dẫn nghiên cứu và giảng dạy chuyên đề cho sinh viên ở Đại học khoa học tự nhiên và Đại học Sư phạm (Đại học Quốc gia Hà Nội). Năm 2005 Châu được đặc cách phong hàm giáo sư tại Việt Nam khi mới 33 tuổi, trở thành giáo sư trẻ nhất trong nước.
TTO/VNE

Thứ Ba, 20 tháng 7, 2010

Xem điểm thi Đại học miễn phí - Tra điểm thi Đại học Online

Đã có nhiều trường ĐH công bố điểm thi. Hãy chọn trường rồi nhập tên (hoặc một phần của tên) hoặc số báo danh vào ô dưới đây đề xem điểm thi Đại học Cao đẳng của bạn: Xem điểm thi Đại học 2012 miễn phí

Xem điểm thi Đại học năm 2012 miễn phí - Tra cứu điểm thi đại học 2012 - Xem điểm thi đại học cao đẳng 2012 - Xem diem thi dai hoc 2012 mien phi - Trang web xem điểm thi đại học 2012 online - Tra cứu điểm thi đại học năm 2012. Tra diem thi dh cd 2012 o dhqg tphcm, ha noi, dai hoc vinh, dai hoc hue, dai hoc da nang: Tra cứu điểm thi Đại học 2012

Chủ Nhật, 18 tháng 7, 2010

Đề thi ĐẠI HỌC môn Toán từ 2002 đến 2010 và đáp án

de thi dai hoc mon toan tu 2002 - 2010 va dap an
Tuyển tập đề thi + đáp án môn Toán từ ngày thi chung (2002 đến 2010) chỉ trong 1 file.
Phần đầu là tuyển tập các đề thi (27 trang) và phần sau là đáp án chi tiết của Bộ GD-ĐT. Rất tiện để các bạn in ra (người chỉ cần đề thi thì chỉ in 27 trang đầu).
Download ở đây (PDF in RAR, 7.51 MB, Mediafire link): DOWNLOAD (new)

Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2010

Đáp án đề thi CAO ĐẲNG khối A - B - C - D 2010 của Bộ GD-ĐT

Đáp án đề thi CAO ĐẲNG khối A - B - C - D 2010 của Bộ GD-ĐT. Click vào chữ "Tải về" để download.

KHỐI A
KHỐI B
KHỐI C
 KHỐI D
 SINH
VĂN
VĂN 
TOÁN
TOÁN
SỬ
TOÁN
HÓA
HÓA
ĐỊA
ANH VĂN

Thứ Năm, 15 tháng 7, 2010

Đáp án môn Hóa khối A, B - môn Anh văn khối D - kỳ thi Cao đẳng 2010

ĐÁP ÁN ĐỀ THI TẤT CẢ CÁC MÔN KHỐI A, B, C, D CAO ĐẲNG 2010 CỦA BỘ GIÁO DỤC: DOWNLOAD

Đáp án môn Hóa khối A, B - môn Anh văn khối D - kỳ thi Cao đẳng 2010
* Đáp án đề thi CAO ĐẲNG môn HÓA khối A, khối B năm 2010: Tải về
* Đáp án đề thi CAO ĐẲNG môn Anh văn (Tiếng Anh) khối D năm 2010: Tải về
*Đã có đáp án chi tiết cả 2 môn Hoá, Anh văn!

Giải thưởng Fields - Phần 3: Fields Medal và ICM 2010

Đại hội Toán học Thế giới (ICM 2010) năm nay dự kiến sẽ có 3.500 đại biểu đến từ 65 quốc gia trên thế giới tham gia. Nước chủ nhà đăng cai Ấn Độ có 3 đại diện ứng cử viên có khả năng giành huy chương Fields 2010.
Sơ lược lịch sử giải thưởng Fields

Fields Medal là giải thưởng toán học được trao tối đa cho 4 nhà toán học không quá 40 tuổi. Giải được trao tại Đại hội Toán học Quốc tế (ICM) của Hiệp hội Toán học Quốc tế (IMU) diễn ra 4 năm một lần. Đây được coi là giải thưởng toán học uy tín hàng đầu thế giới. Giải thưởng gồm huy chương Fields và tiền thưởng. Năm 2006, số tiền thưởng mà mỗi nhà toán học giành giải Fields Medal nhận được là 15.000 đô la Canada (15.000 USD hay 10.000 Bảng Anh).
Nhà toán học người Canada John Charles  Fields
Nhà toán học người Canada John Charles Fields
Fields Medal do nhà toán học người Canada John Charles Fields sáng lập và được trao lần đầu tiên năm 1936 cho 2 nhà toán học Lars Ahlfors người Phần Lan và Jesse Douglas người Mỹ. Từ năm 1966, Fields Medal bắt đầu được trao cho 4 nhà toán học trong một đợt.
Tính đến năm 2006, tổng cộng đã có 48 nhà toán học trên toàn thế giới nhận được giải Fields Medal. Trong đó, Mỹ dẫn đầu với 13 nhà toán học nhận giải, xếp thứ hai là Pháp với 9 giải, Liên Xô cũ và Nga với 8 nhà toán học được vinh danh. Thứ tự tiếp theo lần lượt là: Anh (6), Nhật Bản (3), Bỉ (2), Australia (1), Đức (1), Italia (1), Na Uy (1), New Zealand (1), Phần Lan (1), Thụy Điển (1).
Nhà  toán học Phần Lan Lars Ahlfors - người đầu tiên giành giải  Fields Medal năm 1936. Ông sinh ngày 18/4/1907
Nhà toán học Phần Lan Lars Ahlfors - người đầu tiên giành giải Fields Medal năm 1936. Ông sinh ngày 18/4/1907
 Fields Medal vẫn luôn được ví là giải “Nobel của toán học”. Tuy nhiên, số tiền thưởng kèm theo của Fields Medal không thể so sánh với con số 1,5 triệu USD mà mỗi nhà khoa học giành giải Nobel nhận được. Bên cạnh đó, Fields Medal có điều kiện trao giải nghiêm ngặt hơn Nobel vì có giới hạn độ tuổi, đồng thời Fields Medal thường được trao cho các nhà toán học có nhiều công trình nghiên cứu, trong khi giải Nobel thường được trao cho một công trình đơn lẻ.

Cho đến nay, nhà toán học trẻ tuối nhất từng giành giải Fields Medal là nhà toán học Jean-Pierre Serre người Pháp. Ông giành giải năm 1954 khi mới 28 tuổi. Năm 2006, lần đầu tiên giải Fields Medal bị từ chối. Nhà toán học người Nga Grigori Perelman khi đó đã không đến dự lễ trao giải diễn ra tại Madrid, Tây Ban Nha.
Grigori Perelman, nhà toán học người Nga đã từ chối giải  thưởng Fields Medal 2006
Grigori Perelman, nhà toán học người Nga đã từ chối giải thưởng Fields Medal 2006

Cơ hội lớn cho toán học Việt Nam

Trong lịch sử hơn 70 năm tồn tại của Fields Medal, châu Á mới có duy nhất một đại diện từng giành được giải này là Nhật Bản vào các năm 1954, 1970 và 1990. Giải thưởng Fields Medal 2010 có thể sẽ được lần đầu tiên được trao cho một đại diện của Đông Nam Á và là đại diện thứ 2 của châu Á: Giáo sư toán học Ngô Bảo Châu của Việt Nam.

Trong thời gian qua, thông tin về vị giáo sư toán học trẻ tuổi người Việt Nam Ngô Bảo Châu đã được nhắc đến rất nhiều. Công trình toán học chứng minh cho bổ đề cơ bản trong chương trình Langlands năm 2009 của Ngô Bảo Châu đã được tờ The Time của Mỹ bình chọn là 1 trong 10 sự kiện khoa học năm 2009.
Đây là công trình được đánh giá mang tính đột phá vì kết nối được hai lĩnh vực của toán học là số học và hình học, đồng thời đã chứng minh được điều mà nhiều nhà toán học nổi tiếng trên thế giới không thể giải quyết được trong suốt 30 năm qua.
Năm 2004, Ngô Bảo Châu và thầy của mình là GS Laumon đã giành giải thưởng toán học Clay sau khi "giải quyết" được một trường hợp đặc biệt của Bổ đề cơ bản chương trình Langland. Và Ngô Bảo Châu là người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng này. Ngô Bảo Châu từng giành giải toán học Clay năm 2004, giải thưởng danh giá về toán học trên thế giới mỗi năm chỉ trao cho 1 – 2 người, và giải Oberwolfach dành cho các nhà toán học trẻ châu Âu năm 2007.
Năm 2008, Ngô Bảo Châu tiếp tục giành giải thưởng của Viện Hàn lâm khoa học Pháp. Hiện Ngô Bảo Châu đã nhận lời mời làm giáo sư Đại học Chicago, Mỹ. Anh sẽ chính thức về làm việc tại Khoa Toán của trường đại học này vào ngày 1/9/2010.

Ngô Bảo Châu là một trong số 20 nhà toán học được mời đọc báo cáo tại phiên họp toàn thể của Đại hội Toán học thế giới (sẽ họp tại Ấn Độ vào 8/2010). Nhiều nhà toán học có uy tín dự đoán tại đại hội này Châu có thể được tặng Huy chương Fields.
Một  mặt huy chương Fields với hình Archimedes được dập nổi
Một mặt huy chương Fields với hình Archimedes được dập nổi
Giải Fields Medal sẽ được trao tại Đại hội Toán học Quốc tế (ICM - International Congress of Mathematicians) 2010 được tổ chức tại Hyderabad, Ấn Độ từ ngày 19-27/8/2010. Đây cũng là dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Hiệp hội Toán học Ấn Độ và 50 năm thành lập Hiệp hội Toán học Rumania. Đây là lần đầu tiên IMC được tổ chức tại Ấn Độ và là lần thứ 3 được tổ chức tại một nước Châu Á (lần đầu tiên là tại Tokyo, Nhật Bản năm 1990, lần thứ hai tại Bắc Kinh, Trung Quốc năm 2002).
Hyderabad, Ấn Độ - Nơi sẽ diễn ra ICM 2010 và lễ trao giải Fields  Medal 2010
Hyderabad, Ấn Độ - nơi sẽ diễn ra ICM 2010 và lễ trao giải Fields Medal
Giải thưởng Fields Medal được trao lần đầu tiên năm 1936, nhưng ICM tồn tại trước đó 40 năm. ICM lần đầu tiên được tổ chức tại Zurich, Thụy Sĩ năm 1897. ICM năm nay dự kiến sẽ có 3.500 đại biểu đến từ 65 quốc gia trên thế giới tham gia. Nước chủ nhà đăng cai Ấn Độ có 3 đại diện ứng cử viên có khả năng giành giải Fields Medal 2010.
(BEE-KH&ĐS).

Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

Đáp án đề thi Cao đẳng môn Toán khối A, B, D năm 2010

Đây là năm thứ 3 Bộ tổ chức thi chung cho các trường cao đẳng trong toàn quốc. Môn Toán của 3 khối A, B, D được thi chung đề (tất nhiên là cùng buổi).
  • Đề thi và đáp án môn TOÁN khối A, B, D Cao đẳng 2010: Download
  • Đáp án đề thi Cao đẳng khối A, B, C, D năm 2010 tất cả các môn: Download
Đề thi môn Toán khối A, B, D năm 2010. Đáp án tải về theo link trên
XEM THÊM:

Đáp án môn Lý khối A, môn Sinh khối B - đề thi Cao đẳng năm 2010

ĐÁP ÁN ĐỀ THI TẤT CẢ CÁC MÔN KHỐI A, B, C, D CAO ĐẲNG 2010 CỦA BỘ GIÁO DỤC: DOWNLOAD

Đáp án môn Lý khối A cao đẳng năm 2010 - Đáp án môn Sinh khối B cao đẳng năm 2010 (thi vào buổi sáng ngày 15/7/2010 trong đợt 3 của kỳ thi ĐH-CĐ 2010).
Kể từ năm 2008, kỳ thi Cao đẳng được tổ chức riêng và nằm trong đợt 3 của cả mùa thi ĐH-CĐ. Hôm qua (14/7), các thí sinh đã đến làm thủ tục chuẩn bị cho kì thi diễn ra vào hai ngày 15 và 16/7/2010.
Bài viết này sẽ cập nhật sớm nhất (ngay sau buổi thi) đáp án đề thi Cao đẳng 2010.
1. Đáp án đề thi Cao đẳng  môn Lý khối A 2010 - tất cả mã đề: Download
2. Đáp án đề thi Cao đẳng  môn Sinh khối B 2010 - tất cả mã đề: Download

Thứ Ba, 13 tháng 7, 2010

Nguyễn Ngọc Trung - chủ nhân tấm huy chương vàng IMO 2010 duy nhất của đoàn Việt Nam

"Thực ra từ lâu Trung đã là một cao thủ giải toán qua mạng, được các học sinh siêu toán của nước ngoài biết tiếng và nể phục. Bởi vậy tin vui Trung đoạt huy chương vàng không làm những người biết về Trung quá bất ngờ".
Tạ Đức Thành, người đoạt Huy chương Đồng toán quốc tế lần thứ 50 của Trường THPT chuyên Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ nói như thế về Nguyễn Ngọc Trung - chủ nhân tấm Huy chương Vàng duy nhất của đoàn Việt Nam tại Kỳ thi Olympic toán quốc tế lần thứ 51, vừa diễn ra ở Kazakhstan.
Nguyễn Ngọc Trung - chủ nhân tấm huy chương vàng IMO 2010 duy nhất của đoàn Việt Nam

Nguyễn Ngọc Trung (đứng, ngoài cùng bên trái) trong đội tuyển Việt Nam dự thi IMO 2010.

Từ khi nhận được tin Nguyễn Ngọc Trung đoạt Huy chương Vàng, ngôi nhà đơn sơ với bốn vách tường còn chưa trát ở khu II, xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ của Trung luôn tấp nập người thân đến chúc mừng.
Chị Nguyễn Thị Tuyết Dung - mẹ Trung không giấu nổi xúc động: "Chúng tôi không hề có bằng cấp, không phải là người thành đạt, nhưng chúng tôi đã cố gắng dạy con làm được điều mà vì hoàn cảnh, bố mẹ đã không làm được, đó là học và học".
Theo chị Dung, ngay từ nhỏ Trung đã tỏ ra có tư duy khá nhanh nhạy và logic. Trung thích chơi xếp hình và có thể xếp rất nhanh. Mới học tiểu học, Trung đã biết tự sửa vô tuyến, radio.
Bố Trung làm thợ mộc, mẹ là công nhân Công ty supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao, nên nhà gặp nhiều khó khăn, không có điều kiện cho Trung học thêm. Tuy bố không giải được những bài toán hóc búa, mẹ không biết tiếng Anh, Internet nhưng bố mẹ luôn truyền cho Trung nghị lực và tình yêu thương để em biết phấn đấu vươn lên.
Khi mới học trung học cơ sở, Trung đã giải được toàn bộ bài tập của cấp trung học phổ thông và các bài thi toán in trên tạp chí Toán học và Tuổi trẻ.
Hết trung học cơ sở, Trung thi vào Trường THPT chuyên Hùng Vương, Phú Thọ và lớp chuyên Toán, Trường đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội. Kết quả, Trung đỗ cả 2 trường với điểm số cao.
Ngay năm học lớp 11, Trung đã đạt giải 3 vượt cấp môn Toán cấp quốc gia năm học 2008-2009. Thấy Trung có tiềm năng, nhà trường quyết định xếp em vào đội tuyển ôn luyện thi toán quốc tế lần thứ 51.
“Trung luôn có cách giải toán rất độc đáo, ngắn gọn, thường chỉ mất từ 4 đến 5 dòng là xong nhưng vô cùng dễ hiểu,” thầy Triệu Văn Dũng - thầy giáo đội tuyển Toán của Trường Trung học Phổ thông chuyên Hùng Vương cho biết về cậu học trò cưng.
Đoạt Huy chương Vàng duy nhất của đoàn Việt Nam môn thi Toán tại kỳ thi học sinh giỏi toán quốc tế lần thứ 51 tại Kazakhstan vào tháng 7 này, Trung đem vinh dự về không chỉ cho cá nhân, gia đình, mà còn đem vinh dự lớn tới cho Trường THPT chuyên Hùng Vương khi lần đầu tiên kể từ khi thành lập, trường có học sinh giành Huy chương Vàng môn Toán quốc tế.
Vietnamplus/TTXVN/Dân Trí
Kỳ thi IMO lần thứ 51 diễn ra tại Astana, Kazakhstan từ ngày 2 đến 14 tháng 7 năm 2010.
Ngoài huy chương vàng của Nguyễn Ngọc Trung (28 điểm), đoàn Việt Nam còn giành được 4 HC bạc và 1 HC đồng.
4 học sinh đoạt giải bạc là Vũ Đình Long, lớp 11 Khối THPT chuyên Toán-Tin học - ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội
(21 điểm); Trần Thái Hưng, lớp 11 trường Trung học thực hành - ĐHSP Tp. HCM (21 điểm); Nguyễn Kiều Hiếu, lớp 12 THPT chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng (22 điểm); Phạm Việt Cường, lớp 12 THPT chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng (21 điểm).
Học sinh hoạt huy chương đồng là Nguyễn Minh Hiếu, lớp 12 Khối THPT chuyên Toán-Tin học - ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội (20 điểm).

Olympic Toán học Quốc tế (International Mathematical Olympiad - thường được viết tắt là IMO) là một kỳ thi Toán học cấp quốc tế hàng năm dành cho học sinh trung học phổ thông. Kỳ thi IMO đầu tiên được tổ chức tại Rumani năm 1959 với sự tham gia của 7 quốc gia Đông Âu.
Việt Nam bắt đầu tham gia IMO từ năm 1974. Cho đến nay (2010) đã có 5 thí sinh Việt Nam từng 2 lần giành huy chương Vàng liên tiếp, đó là Ngô Bảo Châu tại IMO 1988 (42 điểm) và 1989 (40 điểm), Đào Hải Long tại IMO 1994 (41 điểm) và 1995 (40 điểm), Ngô Đắc Tuấn tại IMO 1995 (42 điểm) và 1996 (37 điểm), Vũ Ngọc Minh tại IMO 2001 (33 điểm) và 2002 (35 điểm), Lê Hùng Việt Bảo tại IMO 2003 (42 điểm) và 2004 (36 điểm).

Điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10 năm 2010 của 62 trường THPT ở TpHCM

Diem chuan tuyen sinh lop 10 nam 2010 cua 62 truong THPT o TpHCM
Sở GD-ĐT TPHCM công bố điểm chuẩn lớp 10 vào công lập. Điểm chuẩn năm nay cao hơn điểm năm ngoái ở khoảng từ 0,5 đến 3 điểm. Trường có điểm nguyện vọng 1 (NV1) cao nhất vẫn là trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q. Phú Nhuận) với 41,75 điểm. Kế đó vẫn giữ vị trí tốp đầu như năm ngoái, nhưng điểm chuẩn của các trường: Trung học Thực hành Sư phạm, Bùi Thị Xuân (Q.1), Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3) đều ở mức trên 40 điểm.

Diem chuan tuyen sinh lop 10 nam 2010 cua 62 truong THPT o TpHCM
Thí sinh thi vào lớp 10 tại TPHCM.
Cụ thể, điểm NV1 của Trung học Thực hành Sư phạm là 40,50 điểm, tăng hơn năm ngoái đến 3 điểm. Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1) điểm chuẩn NV1 là 40,25 (năm 2009 là 38,25 điểm). Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai năm ngoái NV1 là 37,50 điểm còn năm nay là 40 điểm.
Trong khi đó, điểm chuẩn các trường ở tốp dưới vẫn ngang bằng với năm ngoái. Bốn trường cùng có điểm chuẩn ở mức thấp nhất là THPT Năng khiếu TDTT,THPT Long Thới (H. Nhà Bè) và 2 trường mới thành lập là THPT Phường 7 (Q.8) và THPT Phước Kiển (H. Nhà Bè) cũng có điểm chuẩn ở mức thấp nhất là 15.
Xem điểm chuẩn chi tiết của 62 trường THPT ở TpHCM năm 2010 ở bảng sau


ĐIỂM CHUẨN TUYỂN SINH LỚP 10 TẠI TPHCM NĂM HỌC 2010 - 2011 (62 TRƯỜNG)


STT
Tên Trường
NV 1
NV 2
NV 3
1
THPT Trưng Vương
36.25
37.25
38.25
2
THPT Bùi Thị Xuân
40.25
41.25
42.25
3
THPT Năng Khiếu TDTT
15
15
15
4
THPT Ten Lơ Man
26.5
27
27.5
5
THPT Lương Thế Vinh
32.75
33.5
34.5
6
THPT Lê Quý Đôn
37.5
38.5
38.5
7
THPT Nguyễn Thị Minh Khai
40
41
42
8
THPT Lê Thị Hồng Gấm
28.75
29.75
30
9
THPT Marie Curie
31
31.75
32
10
THPT Nguyễn Thị Diệu
27.75
28.5
28.75
11
THPT Nguyễn Trãi
32.25
33
33
12
THPT Nguyễn Hữu Thọ
22.5
22.75
23.75
13
THPT Hùng Vương
35.5
36.5
36.5
14
TH Thực Hành ĐHSP
40.5
41
42
15
TH Thực Hành Sài Gòn
34.75
35.25
35.5
16
THPT Trần Khai Nguyên
32
32.25
33
17
THPT Trần Hữu Trang
25.75
26
27
18
THPT Mạc Đĩnh Chi
36.25
37.25
38.25
19
THPT Bình Phú
32.5
33.25
33.75
20
THPT Lê Thánh Tôn
26.75
27.25
27.25
21
THPT Ngô Quyền
25.5
26.5
26.5
22
THPT Tân Phong
20
20.25
20.75
23
THPT Nam Sài Gòn
24
24.75
25.25
24
THPT Lương Văn Can
26.5
27
27
25
THPT Ngô Gia Tự
19
19.5
20.5
26
THPT Tạ Quang Bửu
23.5
24.25
25
27
THPT Phường 7
15
15
15.5
28
 TDTT Nguyễn Thị Định
25
25.5
25.75
29
THPT Nguyễn Khuyến
34.25
34.5
34.5
30
THPT Nguyễn Du
36.25
36.5
36.5
31
THPT Nguyễn An Ninh
25.75
26.75
27
32
THPT Diên Hồng
26
26.25
26.25
33
THPT Sương Nguyệt Anh
24
24.5
25.5
34
THPT Nguyễn Hiền
33.75
34.25
34.25
35
THPT Trần Quang Khải 
31
31.75
31.75
36
THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa
29.25
29.75
29.75
37
THPT Võ Trường Toản
32.25
32.5
32.5
38
THPT Trường Chinh
28.5
29.5
30
39
THPT Thạnh Lộc
25
25.5
25.75
40
THPT Thanh Đa
25.75
26
27
41
THPT Võ Thị Sáu
34.5
35.5
35.5
42
THPT Gia Định
37.75
38.5
39.5
43
THPT Phan Đăng Lưu
29.75
30.5
30.75
44
THPT Hoàng Hoa Thám
31
31.5
31.5
45
THPT Gò Vấp
32.5
32.75
32.75
46
THPT Nguyễn Công Trứ
36.75
36.75
36.75
47
THPT Trần Hưng Đạo
33
33.5
33.5
48
THPT Nguyễn Trung Trực
26.5
27
27
49
THPT Phú Nhuận
38.75
39.25
40.25
50
THPT Hàn Thuyên
23.5
24.25
24.5
51
THPT Nguyễn Chí Thanh
33.5
34.5
34.5
52
THPT Nguyễn Thượng Hiền
41.75
42.75
43.75
53
THPT Lý Tự Trọng
26
26.5
27.5
54
THPT Nguyễn Thái Bình
29.5
30
30
55
THPT Long Thới
15
15
15
56
THPT Phước Kiển
15
15
15
57
THPT Tân Bình
31.5
31.75
31.75
58
THPT Trần Phú
37
38
38
59
THPT Tây Thạnh
27.5
28.5
28.75
60
THPT Vĩnh Lộc 
23.25
23.75
24.5
61
THPT Bình Trị Đông A
21.5
22
22
62
THPT An Lạc
28
28.5
29

MathVn.Com/Thanh Niên/Dân Trí