Cái tên Lorentz được biết đến nhiều nhất kể từ sau bài báo năm 1972 mang tựa đề " "Predictability: Does the Flap of a Butterfly's Wings in Brazil Set Off a Tornado in Texas?" (Khả năng dự báo : Phải chăng nhịp đập của các cách bướm ở Brazil có liên hệ tới một trận bão ở Texas ?) . Nó cũng chính là một trong những nội dung của lý thuyết hỗn độn - một sự thay đổi rất nhỏ trong một hệ có thể có một ảnh hưởng lớn ngoài dự đoán .
Bằng cách chỉ ra có các giới hạn trong việc dự báo của nhiều hệ, Lorentz " đã đóng những cái đinh cuối cùng xuống tấm ván vũ trụ Cartesian, và cùng với lý thuyết tương đối rộng, lý thuyết lượng tử, mở ra cuộc cách mạng khoa học lần thứ 3 của thế kỷ 20," "Lorentz còn là một người đàn ông lý tưởng, với trí tuệ , nhân cách và lòng khiêm tốn, ông là một tấm gương cho bao thế hệ noi theo". (nhà khí tượng học Kerry Emanuel thuộc viện MIT)
Một trong những kết luận mang tính đột phá trong công trình của ông đó là không thể dự báo thời tiết một cách chính xác trước 3 tuần. Lý thuyết hỗn độn được nhen nhóm từ thế kỷ thứ 19, khi nhà vật lý học người Pháp Henri Poincare khám phá ( trong sự thất vọng ) rằng không thể nào tính toán được khả năng ổn định của một hệ chứa nhiều hơn 2 vật thể - ít nhất sử dụng các công cụ toán học thời đó.
Kết luận trên là một điều gây sốc bởi vì lý thuyết chuyển động và hấp dẫn của Newton chỉ ra được trật tự và khả năng dự đoán, và Poincare đã kết luận ngược lại, đó là sư tồn tại các yếu tố và các phương trình khác làm giới hạn cho khả năng dự đoán trên. Khi đó máy tính chưa xuất hiện, nên việc kiểm chứng kết luận của Poincare là điều rất khó khăn.
Năm 1961, một nhà nghiên cứu khí tượng học trẻ ở MIT đã sử dụng một mẫu máy tính nguyên thủy mang tên Royal McBee LPG-30 để nghiên cứu các mô hình đơn giản của tầng khí quyển dựa trên một chuối 12 phương trình vi phân. Sau một lần chạy thử, anh đã quyết định đi sâu hơn, và tìm hiểu cặn kẽ các cơ sở và kết quả của vấn đề. Thay vì chạy lại từ đầu, anh đã chọn một điểm trong bước tính toán và thay giá trị đã tính được ở phần trước đó. Anh ra ngoài nghỉ giải lao để giảm bớt căng thẳng và ồn ào mà máy tính nguyên thủy tạo ra. Khi trở lại, anh đã rất ngạc nhiên vì các mẫu thời tiết tính toán được đã thay đổi một cách hoàn toàn so với kết quả của lần đầu . Sau khi kiểm tra máy tính Royal McBee để đảm bảo đã không bị lỗi kỹ thuật nào, anh bắt đầu suy nghĩa và tìm ra cách giải thích cho kết quả mới.
Cuối cùng, anh đã nhận ra rằng các kết quả sơ khai đã được làm tròn tới con số thứ 6. Để tiết kiệm thời gian, lần chạy thứ hai anh chỉ làm tròn đến 3 chữ số . Sự chênh lệch của bước làm tròn kia chỉ vào khoảng 1%,xong lại dẫn đến một kết quả hoàn toán khác biệt. Nhà khoa học trẻ này chính là Lorentz, và anh đã tính các bước toán học cụ thể đồng thời báo cáo kết quả đó trên tạp chí Khoa học khí tượng ( Journal of Atmosphere Sciences ) năm 1963 với tiêu đề " Deterministic Nonperiodic Flow." ( Tính xác định của dòng không tuần hoàn ). Bài báo đầu tiên không được mấy ai quan tâm, cho đến bài thuyết trình mang tên " Cánh bướm " năm 1972 của ông tại hội nghị khoa học nâng cao của Mỹ.
Lorentz sau đó nói, ông đã có dự định sử dụng cánh chim hải âu như một hình ảnh minh họa cho hiện tượng trên nhưng đồng nghiệp của ông đã gợi ý đến cánh bướm vì nó có ảnh hưởng lớn hơn, và chọn Brazil làm nơi con bướm này cư ngụ.
Theo nguồn dữ liệu của Web of Science , bài báo nguyên bản của Lorentz đã nhận được trên 4000 kết quả trích dẫn ( citations ) của hàng nghìn tác giả khác nhau, làm cho nó trở thành một trong các bài báo được trích dẫn nhiều nhất mọi thời đại.
Edward Norton Lorentz sinh ngày 23 tháng 5 năm 1917, tại West Hartford Connecticut.
Ông có bằng cử nhân toán học của trường Dartmouth College năm 1938, và thạc sĩ toán học tại Harvard năm 1940.
Trong thời kỳ chiến tranh, ông đã phục vụ tại đài khí tượng của không quân Mỹ, và lấy bằng thạc sĩ thứ hai cho lĩnh vực khí tượng học tại trườ ng đại học MIT nă m 1943.
Sau chiến tranh, ông tiếp tục theo đuổi con đường này và nhận bằng tiến sĩ năm 1948, cũng tại MIT.
Ông dành cả cuộc đời của mình làm việc tại MIT. Cùng với giải thưởng Kyoto, ông còn nhận được giải thưởng Crafoord của Hàn lâm viện Thụy Điển năm 1983, dành tặng các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực nằm ngoài giải thưởng Nobel.
Ngày 16 tháng 4 năm 2008, ông đã qua đời tại nhà riêng của mình ở Cambridge, Mass, thọ hơn 90 tuổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét