Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2009

Chuyện vui nghề dạy học: Thầy giáo lười


Thầy giáo lười

Có một ông thầy rất lười biếng, thường kiếm cớ để không phải dạy dỗ gì cả. Một hôm ông vào lớp hỏi học sinh:
- Các em có biết hôm nay học cái gì không?
Cả lớp trả lời:
- Thưa thầy không!
Thầy tỏ vẻ giận dữ:
- Không biết? Vậy tới trường để làm cái gì? Về hết đi!
Đám học trò khúm núm kéo về hết và bàn với nhau là lần sau thầy có hỏi thì sẽ trả lời biết xem thầy tính sao.
Hôm sau, thầy giáo lại hỏi:
- Hôm nay các em có biết sẽ học cái gì không?
Cả lớp đồng thanh trả lời:
- Dạ biết!
- Đã biết hết rồi thì còn ở đây làm cái gì vậy? Về hết đi!
Tụi học trò tức lắm, cho nên bàn rằng kì sau thầy có hỏi thì nửa lớp sẽ trả lời “có” và nửa lớp sẽ trả lời “không” xem thầy tính sao.
Ngày kế tiếp thầy hỏi:
- Các em biết hôm nay học cái gì không?
Nửa lớp trả lời:
- Thưa biết!
Nửa lớp còn lại thì đáp:
- Thưa không!
- Vậy thì đứa nào biết ở lại dạy mấy đứa không biết, còn thầy về đi ngủ!
???!!!

Đạo đức và tiền

Thầy giáo hỏi học sinh:
Nếu có 1 túi đạo đức và 1 túi tiền ở đường thì em nhặt túi nào?
Trò không suy nghĩ, trả lời luôn:
- Thưa thầy, em nhặt túi tiền.
Thầy liền hắng giọng:
- Nếu như là thầy thì thầy sẽ nhặt túi đạo đức chứ không nhặt túi tiền, mà vì sao em lai nhặt túi tiền?
Trò đáp tỉnh bơ:
- Thì thì thì … em nghĩ ai thiếu gì thì nhặt thứ ấy!

(posted 11/02/2009, edited 19/9/2009).

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2009

Tạp chí MathVn số 1, 2, 3

Tạp chí MathVn số 1 và số 2: Đã đăng ở đâyở đây.
Tap chi MATHVN
Tạp chí MathVn số 3 vừa được phát hành vào ngày 13/09/2009, gồm các bài viết sau:

+ Câu chuyện Toán học

- Toán học và Điện ảnh - Dương Tấn Vũ

+ Bài viết Chuyên đề MathVn

- Phép nghịch đảo - Ứng dụng trong giải và chứng minh Hình học phẳng – Nguyễn Lâm Minh

- Applying R, r, p method in some hard problems - Tran Quang Hung

- Các phương pháp tính tích phân - Nguyễn Văn Vinh
- Bài toán Kakeya – Mạch Nguyệt Minh, Phan Thành Nam
+ Bài viết chuyên đề dịch thuật
- Phương trình và bất phương trình Hàm số - Đinh Ngọc Vương
+ Bạn đọc Tìm tòi
- Bí ẩn của các tập đóng lồng nhau - Trần Bạt Phong
+ Cuộc thi giải toán MathVn

- Đề toán dành cho Học sinh

- Đề toán danh cho Sinh viên

- Các vấn đề mở

- Lời giải kì trước
+ Olympic Học sinh - Sinh viên

- Olympic Sinh viên Kiev 2009

- Olympic Xác suất MGU

- Vietnam TST 2009 – Đề thi lời giải và bình luận - Trần Nam Dũng

+ Nhìn ra thế giới

- Kỳ thi Qualify cho nghiên cứu sinh ở Mỹ

+ Sai lầm ở đâu?
- Độ đo Metric
Download bản điện tử (PDF, 4.94 MB) ở đây: Download.

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2009

Luyện tập đánh máy bằng 10 ngón tay

Trong những kỹ năng sử dụng máy vi tính, kỹ năng đánh chữ nhanh, chính xác rất quan trọng. Nếu bạn thao tác chậm chạp có thể làm cho công việc định trệ, và nhàm chán. Tuy nhiên, không phải ai cũng có một tốc độ đánh máy nhanh bẩm sinh. Muốn cải thiện tốc độ đánh chữ, bạn phải biết sử dụng hết tất cả các ngón tay của mình một cách có phương pháp và thời gian tập luyện cũng không ngắn.
luyen tap danh may 10 ngon tay
Như vậy, làm sao để đánh chữ được nhanh? Câu trả lời là để đánh chữ được nhanh, bạn phải tận dụng hết 10 ngón tay của mình để phối hợp với nhau trên mặt bàn phím. Chính vì thế không cách nào khác hơn là luyện tập để các ngón tay hiểu nhau và không tranh giành vị trí với nhau.
Phương pháp chung để luyện tập là qui định vị trí (các phím) cho các ngón tay của bạn.

Cách qui định như sau:

Bước 1:
Đầu tiên, bạn phải ghi nhớ các vị trí phím của cấu trúc keyboard tổng quát.
luyen tap danh may 10 ngon tay

Bước 2:
Ghi nhớ 5 vị trí tay quan trọng (quan trọng nhất)
- Ngón trỏ trái đặt tại phím F
- Ngón trỏ phải đặt tại phím J
- Ngón Út trái đặt tại phím A
- Ngón Út phải đặt tại phím ;
- Ngón Cái cho phím trắng
- Các ngón khác gồm: ngón giữa, áp út và ngón út đặt cạnh nhau từ J qua phải và từ F qua trái.
luyen tap danh may 10 ngon tay
Khi thực hiện, 2 ngón Trỏ trái – Út trái và Trỏ phải – Út phải không được phép
đồng thời rời vị trí nhằm để định vị bàn phím cho các ngón khác. Ví dụ: Nếu Ut phải rời vị trí ; thì Trỏ phải phải đặt hờ vào vị trí J và ngược lại.

Nên nhớ rằng vị trí của Ngón tay Út rất ít di chuyển nên ngón Út là điểm để định vị bàn phím dễ nhất.

Cứ vị trí đó, hãy để các ngón linh hoạt vươn lên trên hay xuống dưới, qua trái hay qua phải để chọn cho mình 1 vị trí thích hợp nhất với kích cỡ bàn tay.
Để giúp các bạn luyện tập, mình dùng một tiện ích nhỏ của trang http://www.sense-lang.org/typing để các bạn thực hành. Mặc dù chương trình rất nhỏ, nhưng lại có nhiều bài tập đúng phương pháp.
Luyện tâp với chương trình.
Bước 1: Nhấp vào đây để khởi động chương trình. Nhấp chuột vào nút Lessons và chọn Lesson1 hay copy và past đoạn văn bản vào khung bên cạnh và Practice the texts.

Bước 2: Dùng chuột nhấp vào nút Speed Indicator để bắt đầu luyện. Ấn các phím bằng các ngón tay tương ứng theo các ký tự của dòng trên cùng của bài tập. Mỗi khi bạn ấn đúng phím, chương trình tiếp tục dời sang ký tự tiếp theo. Nếu bạn ấn sai, chương trình sẽ hướng dẫn bạn ngón tay nào sẽ ấn phím đó bằng hình ảnh minh họa.
luyen tap danh may 10 ngon tay
Nếu bạn kiên trì luyện tập và ứng dụng đúng phương pháp, bạn sẽ thấy tốc độ đánh chữ của bạn được cải thiện ít nhiều đến khi nào các ngón quen với vị trí các phím, bạn sẽ thao tác được 10 ngón mà không cần nhìn vào bàn phím.
Theo Helloict
Bổ sung: Download tài liệu hướng dẫn này (để in ra cho tiện, theo yêu cầu của một độc giả) tại đây.

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2009

Tuyển tập đề thi và lời giải APMO từ 1989 đến 2009

(Theo Vnmath) APMO là viết tắt của Asian Pacific Mathematics Olympiad. Hằng năm, APMO được tổ chức vào chiều ngày thứ Hai thứ nhì của tháng Ba cho các quốc gia tham dự đến từ Nam, Bắc Mĩ và sáng thứ Ba thứ hai của tháng Ba cho các nước đến từ Tây Thái Bình Dương và châu Á.
Dưới đây là tuyển tập đề thi và lời giải của APMO trong 21 năm (từ 1989 đến 2009): Download

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2009

Tìm ước chung lớn nhất và bội chung nhỏ nhất của 2 số

Hãy nhập 2 số tự nhiên mà bạn muốn tìm ước chung lớn nhất và bội chung nhỏ nhất vào 2 ô đầu tiên. Sau đó bấm nút "calculate", lập tức bạn sẽ có kết quả.
Thực hành ở đây:
Lưu ý: Script này ko chạy được trên IE, bạn phải dùng 1 trong các trình duyệt sau: Chrome, FireFox.
Xem thêm: Thuật toán phân tích một số nguyên ra các thừa số nguyên tố.