Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2009

MathVn Template Version 04 and 05


Tạm biệt Arthemia theme, thế hệ thứ 3, chiếc áo mà MathVn đã khoác 10 tháng nay (quá dài). Mặc dù rất tiếc nhưng do một số điểm còn chưa ưng ý nên phải thay đổi thôi. Nhìn lại...
Photobucket

... và bây giờ là thế hệ thứ tư, the professional theme, cung cấp bởi OBT.
Photobucket

Sau một tuần thì đổi ý và đã "nâng cấp" thành Version 05 (updated 07/09/2009).
Photobucket

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2009

Bất đẳng thức và một số vấn đề liên quan


Đây là tài liệu bồi dưỡng GV THPT (Nguyễn Văn Mậu chủ biên). Sách dày 151 trang. Nội dung gồm có:
1) Bất đẳng thức giữa các đại lượng trung bình-Nguyễn Văn Mậu
2) Hàm tựa đơn điệu, tựa lồi, lõm-Nguyễn Văn Mậu
3) Về bất phương trình hàm cơ bản-Nguyễn Văn Mậu
4) Một phương pháp làm chặt bất đẳng thức-Trịnh Đào Chiến
5) Mixing variables-Trần Nam Dũng, Gabriel Dospinescu
6) Chứng minh các bất đẳng thức cơ bản bằng đạo hàm-Lê Đình Thịnh
7) Một số bất đẳng thức liên quan đến tích phân xác định-Lê Đình Thịnh
8) Xây dựng bất đẳng thức một biến nhờ bất đẳng thức giữa trung bình cộng và trung bình nhân và áp dụng bất đẳng thức-Nguyễn Vũ Lương
9) Một số phương pháp xây dựng bất đẳng thức bậc hai-Nguyễn Vũ Lương
10) Một cách chứng minh bất đẳng thức dạng phân thức-Phạm Văn Hùng
11) Phương pháp dồn biến-Nguyễn Văn Thông
12) Bài toán cực trị trong hình học-Đặng Huy Ruận
13) Một số đẳng thức và bất đẳng thức liên quan-Dương Châu Dinh
14) Sử dụng định lý Lagrange trong bất đẳng thức và cực trị của hàm số và dãy số-Đỗ Thị Hồng Anh
15) Bất đẳng thức hình học-Đỗ Thanh Sơn
16) Nguyên lý Dirichlet và bất đẳng thức hình học-Vũ Đình Hòa

Download ở đây (PDF, 3.41 MB): DOWNLOAD

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2009

Bất đẳng thức giữa các đại lượng trung bình

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về những bất đẳng thức liên hệ giữa các đ ại lượng trung bình cho nhiều số. Chúng tôi cũng trình bày ý nghia hình học của trung bình cộng, trung bình nhân, ứng dụng những bất đẳng thức vào một số bài toán thực tế. Các kỹ thuật quan trọng trong việc áp dụng bất ẳng thức giữa trung bình cộng và trung bình nhân cũng được minh họa bởi các thí dụ đa dạng. (Phạm Văn Thuận).
Download ở đây: DOWNLOAD
Xem thêm:

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2009

Các chuyên đề về Dãy số


Trong bài "Công thức tổng quát của dãy số", MATHVN đã giới thiệu 2 chuyên đề của Trần Duy SơnNguyễn Tất Thu. Bài viết này sẽ giới thiệu thêm bộ sưu tập các bài toán liên quan đến dãy số (có lời giải) trong các kỳ thi.
  • Các bài toán về dãy số trong kì thi Olympic 30-4: Download
  • "Dãy số trong kì thi học sinh giỏi" và "Về các dãy số xác định bởi dãy các phương trình" (Trần Nam Dũng): Download

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2009

Có một Bill Gates mới ...

Ở tuổi 25, Mark Zuckerberg đã có trong tay 3 tỉ USD và là tỷ phú trẻ nhất góp mặt trong bảng danh sách 400 tỷ phú của Forbes. Mark Zuckerberg là sáng lập viên và cũng là Giám đốc điều hành (CEO) của mạng kết nối xã hội Facebook.
Sinh năm 1984 trong một gia đình Mỹ gốc Do Thái có cha là bác sĩ nha khoa và mẹ là nhà tâm lý học, nhưng chàng trai Mark Zuckerberg lại có niềm đam mê công nghệ mãnh liệt. Chính điều này đã đưa “chàng trai vàng” trong ngành công nghệ thông tin đi đến thành công như ngày hôm nay.

Từ những thử nghiệm ban đầu

Mark Zuckerberg bắt đầu tự học lập trình máy tính khi vẫn còn là một cậu bé học sinh cấp hai. Cậu bé Mark lúc đó thực sự quan tâm tới việc phát triển, nâng cấp những chương trình máy tính đặc biệt là những công cụ giao tiếp trên mạng và các trò chơi (game).

Khi bước vào Trường phổ thông Phillips Exeter, Mark đã xây dựng được chương trình có tính ứng dụng cao như chương trình để giúp những người công nhân làm việc trong văn phòng của cha mình giao tiếp được với nhau, phiên bản game “Risk” và chương trình nghe nhạc Synapse. Những sáng tạo bước đầu của Mark đã gây được sự chú ý của giới công nghệ thông tin ở Mỹ lúc bấy giờ, trong đó có Microsoft và American Online (AOL).

Cả hai tập đoàn lớn này đều cố gắng thuyết phục để mua được bản quyền chương trình Synapse và muốn Mark về làm việc cho mình song Mark lại quyết định theo học ở Đại học Harvard.

Đến năm 2002, Mark bắt đầu bước chân vào giảng đường của trường Đại học Harvard, một trường đại học uy tín hàng đầu của Mỹ. Tại đây, anh đã thực hiện nhiều dự án về công nghệ ưa thích. Mark thực hiện đề án Coursematch cho phép các sinh viên tham gia có thể xem danh sách những sinh viên khác cùng đăng ký học chung môn học với mình. Dự án này cũng được khá nhiều sinh viên trong trường hưởng ứng.

Ngày 4/2/2004, chỉ 2 năm sau đó, Mark cho ra đời Facebook mà theo Mark đánh giá lúc bấy giờ chỉ là một dự án để kỷ niệm thời gian học ở đây với tên gọi “Harvard-Thing”. Thật ra ý tưởng này của Mark được xuất phát từ hồi anh còn học trong trường trung học Phillips Exeter, chương trình cho phép người truy cập có thể tìm hiểu thông tin về các sinh viên, ngành học, giảng viên...

Chỉ sau 4 tiếng đồng hồ, có 450 lượt truy cập và nhà trường lập tức cắt đứt kết nối mạng Internet của Mark, đồng thời khiển trách cậu về tội xâm phạm an ninh mạng máy tính của trường, lấy cắp thông tin để post lên website của mình. Nhận lỗi lầm và không nản chí, Mark tiếp tục nghiên cứu và nâng cấp Facebook theo nguyên tắc thông tin trên website phải được sự đồng ý của cá nhân hay tổ chức và nhiều dự án kế tiếp.

Mark Zuckerberg từng thừa nhận chính chủ nhân Microsoft, tỷ phú Bill Gates là nguồn cảm hứng khiến cậu rời trường danh tiếng Harvard để thực hiện ước mơ của mình. Mọi chuyện bắt đầu khi năm 2004, Bill Gates đến Harvard để nói chuyện với các sinh viên.

Lúc đó, Bill Gates đã khuyến khích các sinh viên thực hiện dự án nào đó mà mình đam mê, thậm chí tạm ngưng việc học để theo đuổi ước mơ của mình như ông đã từng làm. Thế là Mark và người bạn cùng học Moskovitz quyết định rời Harvard đến Thung lũng Silicon, bang California để toàn tâm toàn ý cho Facebook.

Tới thành công với Facebook

Mark Zuckerberg chuyển tới Palo Alto, California với Moskovitz và vài người bạn khác. Họ thuê một căn nhà nhỏ vừa sống và làm văn phòng. Vào mùa hè năm 2004, Mark đã gặp Peter Thiel, người đã đầu tư vào công ty của Mark. Vậy là anh cũng có được văn phòng làm việc đầu tiên đúng nghĩa trong cả mùa hè năm nay.

Mark đã từng tâm sự, trong giai đoạn khó khăn này, nhóm đã có ý định quay trở lại Harvard vào mùa thu năm đó nhưng cuối cùng nhóm vẫn ở California. Và cho tới tận bây giờ, anh vẫn chưa trở lại trường để hoàn thành nốt chương trình đại học.

Facebook phát triển nhanh chóng. Số thành viên lên tới khoảng 60 triệu người và dự kiến sẽ lên tới con số 70 triệu vào cuối năm nay. Facebook là trang web về hình ảnh số một ở Mỹ với hơn 8,5 triệu tấm ảnh được đưa lên mạng mỗi ngày.

Có được điều này là nhờ Mark Zuckerberg và nhóm bạn của mình liên tục nâng cấp Facebook tạo thuận lợi cho người sử dụng. Ngày 5/6/2006, Facebook cho ra mắt công cụ News Feed cho phép người truy cập có thể nhận biết bạn bè của mình đang làm gì trên trang web này.

Đến ngày 24/5/2007, Mark tuyên bố về Facebook Platform, một chương trình nền tảng để phát triển các ứng dụng xã hội, trong đó có mạng kết nỗi xã hội Facebook. Tuyên bố này thực sự đã tạo được hưng phấn cũng như hứng thú cho nhóm của Mark.

Chỉ trong vài tuần, hàng loạt ứng dụng đã được xây dựng và một vài trong số đó đã có hàng triệu người sử dụng. Cho đến nay, có tới hơn 400.000 người am hiểu về viết chương trình máy tính trên toàn thế giới tham gia vào công việc xây dựng những ứng dụng này cho Facebook Platform.

Chỉ 1 tháng sau đó, ngày 11/6/2007, Mark công bố về hệ thống quảng cáo xã hội ở Los Angeles. Một phần của chương trình Facebook Beacon sẽ cho phép mọi người chia sẻ thông tin với mạng lưới những người bạn trên Facebook thông qua những hoạt động trên các website khác. Chẳng hạn, một người giao bán trên eBay cũng có thể được nhóm bạn trên Facebook biết được hoạt động này thông qua News Feed.

Vào ngày 23/7/2008, Mark tiếp tục công bố về Facebook Connect, một phiên bản của Facebook Platform trong việc xây dựng các ứng dụng xã hội trên các website khác.

Trước sự phát triển chóng mặt của Facebook, một số đại gia trong ngành công nghệ thông tin trong đó có Yahoo, Viacom đã tìm cách thương lượng mua lại công ty này. Năm 2006, Giám đốc điều hành Yahoo là Terry Semel đã đánh tiếng mua Facebook với giá 1 tỉ USD nhưng Mark Zuckerberg và nhóm của mình không màng đến.

Con số đó trở nên nhỏ nhoi khi ngày 24/10/2007, Microsoft đã chi 240 triệu USD để mua lại 1,6% cổ phần của Facebook. Zuckerberg cùng toàn thể nhân viên Facebook hẳn phải hàm ơn Bill Gates vì như vậy, giá thị trường của Facebook lên tới 15 tỉ USD bởi theo nhiều chuyên gia giá thị trường thực tế của Facebook Inc (Công ty của Mark sáng lập) thấp hơn nhiều.

Trong vai trò giám đốc điều hành CEO của Facebook, Zuckerberg sở hữu 20% cổ phiếu công ty và trên lý thuyết, nếu bán hết số cổ phiếu của mình, anh chàng 23 tuổi này đã có trong tay 3 tỉ USD.

Giá trị của Facebook cứ tăng dần theo số lượng người sử dụng đông lên mỗi ngày mà một số chuyên gia cho rằng, tài sản của chàng trai trẻ Zuckerberg không chỉ 3 tỉ mà có thể lên đến 5 tỉ USD tùy thuộc vào sự thành công tới đây của Facebook trong việc xây dựng mạng lưới quảng cáo.

Cũng trong năm này, Mark Zuckerberg vinh dự nhận giải thưởng Best Startup CEO của Crunchie Award 2007.

Ước muốn trở lại Harvard

Cách đây 5 năm, khi mới chân ướt chân ráo tới California, Mark lập nghiệp với 2 bàn tay trắng: không tiền, không nhà cửa, không xe hơi... Giờ đây khi đã trở thành CEO của Facebook Inc, anh vẫn thích mặc quần jeans, đi xăng đan Adidas và có cuộc sống khá kín đáo.

Trong cuộc họp báo về vụ đầu tư của Microsoft, Mark Zuckerberg thậm chí cũng không tham dự mà để công việc lại cho những quan chức điều hành khác của Facebook. Điều này cũng dễ hiểu bởi trong một cuộc trả lời phỏng vấn tạp chí Forbes, Mark thổ lộ rằng anh không quan tâm tới việc liệu mình có trở thành CEO hay quản lý công ty hay không mà điều anh thực sự quan tâm đó là được làm những gì mình đam mê và tạo ra thứ gì thật hấp dẫn.

Mark vẫn sống trong một căn phòng thuê mà đồ đạc khá đơn giản và hàng ngày anh vẫn đạp xe đạp hoặc đi bộ đến tổng hành dinh Facebook gần căn hộ của mình.

Thành công nhiều nhưng dĩ nhiên Mark Zuckerberg cũng bắt đầu gặp không ít thách thức. Một số bạn học của Mark ở Harvard (hiện điều hành website đối lập ConnectU) đã đệ đơn kiện anh ăn cắp ý tưởng lập website kết nối xã hội khi giúp họ thiết lập một dự án hồi năm 2003.

Bên nguyên đơn - những người sáng lập website đối thủ ConnectU - buộc Zuckerberg tội vi phạm bản quyền, gian lận và ăn cắp bí mật thương mại, đồng thời yêu cầu đóng cửa Facebook. Facebook phản công bằng cách cáo buộc ConnectU đã xâm nhập trái phép vào cơ sở dữ liệu để ăn cắp hàng ngàn địa chỉ e-mail trong nỗ lực dụ người sử dụng Facebook sang ConnectU.

Ngoài vụ kiện, Mark Zuckerberg dự kiến sẽ đối mặt với nhiều sức ép sau vụ đầu tư của Microsoft. Điều này là khá dễ hiểu bởi khi có sự tham gia của tập đoàn đại gia này, các đối tác của Facebook sẽ khó có nhiều “chiêu” để thu được nhiều lợi ích hơn khi hợp tác. Hơn thế nữa, những hợp đồng quảng cáo trên Facebook có vẻ cũng bị hạn chế nhất định.

Thành công hay thất bại thì Mark Zuckerberg cũng hài lòng với những trải nghiệm và thành quả thu được của mình trong mấy năm qua. Chưa có thống kê chính thức nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng, Zuckerberg là người giàu nhất nước Mỹ trong độ tuổi dưới 25.

Anh chàng này còn được đem ra so sánh với Chủ tịch Bill Gates của Microsoft và Tổng giám đốc Steve Jobs của Apple. Anh đã đi một chặng đường dài và đôi lúc anh muốn nghỉ ngơi. Mark Zuckerberg cho biết anh sẽ xem xét đến việc quay lại Harvard để hoàn thành nốt chương trình đại học.
(Theo Báo mới)

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2009

Kỷ yếu Trại hè Toán học 2009


Sự tiếc nuối của tôi đã nguôi ngoai phần nào khi có được bản điện tử của Kỷ yếu Trại hè Toán học 2009.
Đây là một cuốn sách dày 132 trang, gồm những bài viết bổ ích của các thành viên Diễn đàn Toán học và các thầy ở Viện Toán (được thầy Trần Nam Dũng chia sẻ ở Diễn đàn Toán học). MATHVN xin giới thiệu cùng bạn đọc!
Download ngay ở đây: DOWNLOAD

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2009

Trại hè Toán học Huế 2009 và cảm nhận

Lâu rồi không ghé Diễn đàn nên không biết Trại hè Toán học lần III vừa diễn ra thật 'hoành tráng" ở Huế (ngay trên quê hương mình) cách đây 1 tuần. Thật đáng tiếc!
MATHVN vừa đọc được các bài biết thú vị sau trên Diễn đàn Toán học:


Thứ Ba, 11 tháng 8, 2009

200 trường THPT có điểm thi Đại học 2009 cao nhất

Cục CNTT thuộc Bộ GD-ĐT vừa công bố danh sách 200 trường THPT được đánh giá có điểm thi ĐH cao dựa trên việc xác định khách quan bằng chất lượng điểm thi, quy mô học sinh dự thi. Dẫn đầu danh sách là khối các trường chuyên thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội.

Trong khi khối các trường THPT top trên ở bảng xếp hạng năm 2008 vẫn tiếp tục giữ được phong độ, thì ở top giữa đã có sự xáo trộn mạnh thậm chí có trường có tên trong bảng xếp hạng năm 2008 thì đã “biến mất” trong năm 2009. Chẳng hạn như trường THPT Triệu Sơn (tỉnh Thanh Hóa), THPT Giao Thủy A (tỉnh Nam Định).


Điều đặc biệt là ở trong bảng xếp hạng năm 2009 đã chứng kiến sự tụt dốc của một số trường chuyên của các tỉnh lẻ. Chẳng hạn như trường THPT chuyên của tỉnh Kontum xếp thứ 55 ở năm 2008 thì năm 2009 tụt xuống thứ 112…


Sự kiện Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội cũng đã làm tăng hạng của trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (tăng 20 bậc so với năm 2008). Một số trường Dân lập vẫn duy trì được vị thế của mình như THPT DL Lương Thế Vinh - Hà Nội, DL Nguyễn Khuyến - TPHCM…


Cũng giống như năm 2008, địa phương có kết quả thi ĐH, CĐ tốt nhất là Nam Định, tiếp đến là Hưng Yên. Do việc sáp nhập hành chính nên Hà Nội năm nay tụt xuống vị trí thứ 3.


Các địa phương có truyền thống học tốt như Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá, Hải Phòng, Nghệ An… cũng đóng góp nhiều “tên tuổi” vào “top 200” trường THPT năm nay.


Lưu ý: Thứ hạng trên danh sách được xác định bằng chất lượng điểm thi, qui mô học sinh dự thi ĐH, CĐ. Danh sách này sẽ được xếp lại theo từng kỳ thi ĐH, CĐ và chỉ có ý nghĩa tham khảo cho học sinh và phụ huynh.


Dưới đây là danh sách top 200 trường THPT có điểm thi ĐH cao do Cục Công nghệ Thông tin thuộc Bộ GD-ĐT xếp hạng:

 


Thứ Tư, 5 tháng 8, 2009

Thi Đại học 2009: Cả nước chỉ có 11 thủ khoa 30 điểm

Trong khi năm 2008, cả nước có 41 thủ khoa 30 điểm thì năm nay con số này chỉ còn là 11. Nguyên nhân của việc giảm lượng thủ khoa được cho là do đề thi khó hơn, có tính phân loại cao hơn.

Theo thống kê của VnExpress.Net, năm nay, cả nước có 11 thủ khoa điểm 30 (6 em được điểm tuyệt đối) nằm ở 5 trường. Trong đó, ĐH Ngoại thương dẫn đầu với 3 thủ khoa Võ Thị Mai Hương (Quảng Trị), Nguyễn Thị Trà (Nghệ An) và Phạm Mạnh Cường (Thái Bình). Tiếp đó là ĐH Kinh tế Quốc dân với 2 thí sinh Đào Ngọc Cường (Thái Nguyên) và Đàm Văn Đông (Bắc Ninh), và ĐH Bách khoa TP HCM là Ngô Chí Hiếu (TP HCM).

Trong số 5 thủ khoa được điểm 30 sau khi đã làm tròn, ĐH Ngoại thương có 2 em Nguyễn Thị Nguyệt (Bắc Ninh) và Lê Minh Thông (Phú Thọ); ĐH Y Hà Nội, Bách khoa TP HCM, Xây dựng mỗi trường lần lượt có một thủ khoa Nguyễn Chí Dũng (Hà Nội), Triệu Thạch Vũ (Bình Thuận) và Lê Anh Quân (Hà Nội). Ngoài ra, còn có 54 thủ khoa, á khoa được 29,5 điểm cùng cả trăm em được 29 điểm...

Tuy nhiên, nếu so với năm 2008 thì số thủ khoa điểm 30 ở mùa thi này chỉ bằng 1/4 và số em đạt điểm tuyệt đối chỉ bằng 1/2. Mùa thi 2008 đã xác lập kỷ lục với 41 thủ khoa 30 điểm (12 em đạt điểm tuyệt đối). Trong đó, ĐH Bách khoa Hà Nội có 6 thủ khoa đạt điểm tuyệt đối và 9 thủ khoa có điểm làm tròn, ĐH Ngoại thương có 3 em được điểm tuyệt đối và 10 em được làm tròn thành 30 điểm...

Trong khi năm 2008, Thanh Hóa dẫn đầu với 8 thủ khoa 30 điểm, tiếp đó là Hà Nội (7), Hải Phòng (5), Hải Dương (4), TP HCM (3)... thì năm nay, dẫn đầu cả nước lại là Bắc Ninh và TP HCM (mỗi tỉnh 1 thủ khoa điểm tuyệt đối và 1 thủ khoa điểm làm tròn), Hà Nội đứng thứ 3 với 2 thủ khoa điểm làm tròn...

Theo Vụ phó Giáo dục Đại học Ngô Kim Khôi, số thủ khoa 30 điểm giảm chứng tỏ đề thi khó hơn, phân loại tốt hơn. Một số ý kiến nói điểm thấp là không có cơ sở, bởi có thể điểm Toán thấp nhưng điểm Lý, Hóa lại cao và như vậy tổng điểm cũng không thay đổi.

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2009

Thuật toán phân tích một số nguyên ra các thừa số nguyên tố

Hãy nhập số tự nhiên ở ô đầu tiên. Sau đó, nhấn nút "factorize". Bạn sẽ có ngay các thừa số nguyên tố.

Thực hành ở đây:

Lưu ý: Script này ko chạy được trên IE, bạn phải dùng 1 trong các trình duyệt sau: Chrome, FireFox.

Xem thêm: Thuật toán tìm ƯCLN, BCNN của 2 số